Màu sắc gan tụy có liên quan đến Vibrio dự báo tỷ lệ sống của tôm đối với bệnh EMS

Theo dõi vi khuẩn Vibrio ở ấu trùng tôm đã xác định mối liên quan giữa màu sắc gan tụy, hàm lượng vi khuẩn và các dấu hiệu của hội chứng tôm chết sớm. Tôm với gan tụy màu nâu có lượng vi khuẩn Vibrio là 3,50 x 103 CFU/g không bị EMS và tỉ […]

Theo dõi vi khuẩn Vibrio ở ấu trùng tôm đã xác định mối liên quan giữa màu sắc gan tụy, hàm lượng vi khuẩn và các dấu hiệu của hội chứng tôm chết sớm. Tôm với gan tụy màu nâu có lượng vi khuẩn Vibrio là 3,50 x 103 CFU/g không bị EMS và tỉ lệ sống cao. Tôm với gan tụy màu trắng có lượng Vibrio là 6,02 x 107 CFU/g thì chết trong vòng 10 ngày. Một số khác với mô gan tụy cả hai màu nâu và trắng có lượng vi khuẩn thấp, nhưng tỉ lệ sống còn phụ thuộc vào điều kiện ao nuôi. Các quy trình quản lý được áp dụng sau khi bắt đầu có tôm chết đã giúp tăng tỉ lệ sống.

Sự bùng phát của hội chứng tôm chết sớm (EMS) hoặc bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPN) đã nhìn thấy ngày càng tăng tại các trang trại nuôi tôm ở châu Á và một số nước khác trên thế giới. Tại một trang trại ở Thái Lan, một số ao bị tác động của EMS, trong khi các ao khác lại không bị. Đã quan sát thấy tỉ lệ sống khác nhau tùy thuộc vào hàm lượng vi khuẩn Vibrio ở ấu trùng tôm trong ao.

Nghiên cứu màu sắc gan tụy 

Một nghiên cứu thực hiện tại trang trại cho thấy tỉ lệ sống khác nhau phụ thuộc vào màu sắc gan tụy (HP) ở ấu trùng tôm thả trong các ao nuôi tăng trưởng. Các mẫu gan tụy ngâm ướt đã tách ra theo màu được nuôi cấy trong môi trường thạch TCBS để xác định tổng số đơn vị hình thành khuẩn lạc (CFU) sau đó được nhận diện là các loài vi khuẩn Vibrio.

Lượng vi khuẩn Vibrio cao hơn (trung bình 6,02 x 107 CFU/g) từ ấu trùng tôm có gan tụy màu trắng trong các ao cho thấy tỷ lệ chết trong vòng 10 ngày nuôi đầu tiên. Lượng Vibrio thấp hơn (trung bình 3,50 x 103 CFU/g) đã được quan sát ở ấu trùng tôm có mô gan tụy nâu trong các ao với tỷ lệ sống cao nhất, bằng hoặc trên 60%.

Một nhóm ấu trùng tôm khác có gan tụy cả màu nâu và trắng – có lượng vi khuẩn trung bình 1,08 x 105 CFU/g. Tỷ lệ sống tăng lên khi các điều kiện ao nuôi đã được cải thiện và các quy trình quản lý được áp dụng đầy đủ.

Các biện pháp bao gồm tránh cho ăn quá nhiều. Tổng lượng thức ăn cho 100.000 postlarvae không nên vượt quá 200 kg trong 30 ngày nuôi đầu tiên. Phải duy trì mật độ thực vật phù du ổn định trong 40 ngày nuôi đầu tiên. Về chất lượng nước, pH phải duy trì trong khoảng 7,8 – 8,3 và độ kiềm ở mức 120 mg/L hoặc cao hơn.

Các nguyên nhân gây cho postlarvae không khỏe

Một cuộc khảo sát các cơ sở sản xuất tôm bố mẹ và tôm giống cung cấp ấu trùng không khỏe đã nhận thấy có một số vấn đề.

Tôm bố mẹ không khỏe thường cắt một bên mắt. Tôm mẹ bị cắt mắt thường chết sau khi đẻ trứng lần đầu tiên. Mật độ thả thường là cao, trên 100 nauplii/L trong quá trình ương. Nhiệt độ biến đổi trong quá trình ương thay vì phải được duy trì trong khoảng thích hợp 30 ± 1 ° C. Mật độ tảo không ổn định và pH ngoài phạm vi thích hợp.

Quản lý sau EMS

Sau khi tỷ lệ chết do EMS ban đầu được phát hiện, một số ao tại trang trại đã cải thiện tỉ lệ sống khi áp dụng các quy trình quản lý sau đây.

• Dừng cho ăn đến khi tỷ lệ chết ngừng và khi thấy tôm trong khay thức ăn trông khỏe mạnh thì dần dần cho ăn trở lại.

• Sử dụng men vi sinh , men tiêu hóa (probiotic) để cải thiện chất lượng nước.

• Bón vôi để duy trì pH 7,8 – 8,0 vào buổi sáng và tối đa là 8,3 vào buổi chiều.

• Chạy toàn bộ sục khí / quạt nước để cung cấp nồng độ oxy hòa tan tối ưu.

• Duy trì mật độ thực vật phù du ổn định.

Tiêu chuẩn chất lượng Postlarvae

Một cuộc khảo sát do Bộ Thủy sản Thái Lan thực hiện đã lập một tiêu chuẩn khuyến nghị về tổng lượng vi khuẩn Vibrio ở postlarvae nên dưới 1.000 CFU/g đã cấy trong môi trường thạch trước khi thả. Trong số 1.000 khuẩn lạc này thì tối đa 100 CFU/g nên là màu xanh lá cây và số còn lại 900 CFU/g nên có màu vàng. Số khuẩn lạc V. parahaemolyticus không nên vượt quá 30 và không được có V. harveyi.

Ngoài ra, một số người nuôi Thái Lan xem xét cả hình dạng ống gan tụy và hàm lượng lipid. Các ống với biểu mô trơn nhẵn và lượng lipid nhiều được xem là khỏe mạnh, trong khi các ống gan tụy teo với hàm lượng lipid thấp được coi là không khỏe.

Màu sắc gan tụy có liên quan đến Vibrio dự báo tỷ lệ sống của tôm đối với bệnh EMS

Ấu trùng tôm với gan tụy màu nâu (A, C) và định lượng Vibrio là 3,50 x 103 CFU/g (D) có tỷ lệ sống tốt nhất tại một trang trại Thái Lan. Các mô gan tụy của các ấu trùng này cho thấy không có dấu hiệu của EMS tấn công (B).

Màu sắc gan tụy có liên quan đến Vibrio

Ấu trùng tôm với gan tụy màu nâu và trắng (A, C) và định lượng vi khuẩn Vibrio là 1,08 x 105 CFU/g (D) đã có tỷ lệ sống thấp. Các mô gan tụy của các ấu trùng này đã cho thấy tình trạng ban đầu của vi khuẩn Vibrio tấn công (B).

Vibrio dự báo tỷ lệ sống của tôm đối với bệnh EMS

Ấu trùng tôm với gan tụy màu trắng (A, C) và định lượng vi khuẩn Vibrio là 6,02 x 107 CFU/g (D) đã chết trong vòng 10 ngày sau khi thả giống. Các mô gan tụy của các ấu trùng này đã cho thấy tình trạng EMS tấn công tăng lên (B).

Gan tụy khỏe mạnh cho thấy biểu mô trơn nhẵn và hàm lượng lipid nhiều

Gan tụy khỏe mạnh cho thấy biểu mô trơn nhẵn và hàm lượng lipid nhiều (A). Tổn thương ban đầu do Vibrio được quan sát thấy là các ống gan tụy teo (B, C). Giai đoạn cuối của EMS cho thấy các ống gan tụy xẹp nát hầu như không có lipid (D).

Tiến sĩ Chalor Limsuwan

Tiến sĩ Niti Churchird

Tiến sĩ Natthinee Munkong Wongsiri

Khoa Sinh học Thủy sản, Đại học Kasetsart, Bangkok, Thailand

Tiến sĩ Carlos A. Ching, Quản lý Nuôi trồng Thủy sản

Nicovita – Alicorp SAA, Av. Argentina 4793, Callao, Lima, Perú

BioAqua dịch

Nguồn: The Advocate – Global Aquaculture Advocate magazine – Tháng 1-2/2014

Bài viết liên quan:

  • Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMSNuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS
  • Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm (EMS)Giải pháp phòng chống hội chứng tôm chết sớm (EMS)
  • Chủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt NamChủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt Nam
  • Kiểm soát bệnh ở tôm nuôi nhờ các loài lợi khuẩn ProbioticKiểm soát bệnh ở tôm nuôi nhờ các loài lợi khuẩn Probiotic
  • EMS và giải pháp… sống chung với với dịch bệnhEMS và giải pháp… sống chung với với dịch bệnh
  • Một số khái niệm về vi khuẩn có lợi (probiotic)Một số khái niệm về vi khuẩn có lợi (probiotic)
  • Để ngăn chặn EMS hiệu quảĐể ngăn chặn EMS hiệu quả

Nhấp vào đây để đăng đánh giá của bạn.


Trình nhận xét
12345
là một trường bắt buộc.


Powered by Klep Customer Reviews