Thái Lan (Mexico) kêu gọi khẩn cấp kiểm soát lây lan ký sinh trùng Microsporidia

Shrimp News: Sau đây là bản sao nguyên văn bài báo được công bố bởi Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở châu Á – Thái Bình Dương. Nếu bạn đang ở Mexico nên đọc tin “Cảnh báo đặc biệt đối với Mexico” ở phần cuối của bài báo này. Enterocytozoon hepatopenaei […]

Shrimp News: Sau đây là bản sao nguyên văn bài báo được công bố bởi Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở châu Á – Thái Bình Dương. Nếu bạn đang ở Mexico nên đọc tin “Cảnh báo đặc biệt đối với Mexico” ở phần cuối của bài báo này.

Enterocytozoon hepatopenaei

Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) là ký sinh trùng microsporidia lần đầu tiên được mô tả đặc điểm và đặt tên từ tôm sú Penaeus monodon ở Thái Lan năm 2009 (Tourtip et al. 2009. J. Invertebr. Pathol. 102: 21-29). Nó được phát hiện ở tôm phát triển chậm nhưng không có liên quan về mặt thống kê đến tăng trưởng chậm tại thời điểm đó. EHP chỉ có trong gan tụy (HP) của tôm và có hình thái giống như microsporidia chưa có tên đã được báo cáo trước đó có trong gan tụy của tôm Penaeus japonicas từ Úc vào năm 2001. Đồng thời, các nghiên cứu này cho rằng EHP không phải là một tác nhân gây bệnh ngoại lai nhưng đặc hữu ở Úc. Sau đó, EHP được nhận thấy cũng có thể lây nhiễm đến tôm thẻ ngoại lai Penaeus vannamei được nhập khẩu để nuôi trồng ở châu Á và nó có thể được truyền trực tiếp từ tôm sang tôm qua đường miệng (Tangprasittipap et al. 2013. BMC Vet Res. 9:139). Điều này khác với các loài microsporidia phổ biến nhất được báo cáo trước đó từ tôm bông mà quá trình lây truyền cần vật chủ trung gian là cá, cho phép phá vỡ quá trình lây truyền bằng cách loại trừ cá ra khỏi các hệ thống nuôi.

EHP – Tại sao quan trọng?

Mặc dù EHP không xuất hiện để gây chết, nhưng thông tin từ phía người nuôi tôm đưa ra có liên quan đến quá trình chậm phát triển nghiêm trọng ở tôm thẻ P. vannamei. Do đó sau năm 2009, chúng tôi đã bắt đầu cảnh báo nông dân nuôi tôm ở châu Á và các trại giống theo dõi EHP trên tôm thẻ P. vannamei và tôm sú P. Monodon ở tôm bố mẹ và tôm giống (PL). Tuy nhiên, những cảnh báo này không được chú ý do quá tập trung đến hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND). Chúng tôi lo ngại về sự thiếu quan tâm đến EHP sẽ dẫn đến sự phát triển tăng dần của chúng trong hệ thống nuôi và sự lây lan của chúng có thể bị che đậy bởi EMS/AHPND do bệnh này làm chết tôm trước khi các tác động xấu của EHP đến sức tăng trưởng là rõ rệt. Chúng tôi lo ngại giải pháp đối với vấn đề EMS/AHPND có thể sẽ kéo theo các vấn đề lan rộng đến tốc độ tăng trưởng chậm. Thật vậy, vấn đề này có vẻ như đã xảy ra trong năm qua hay khoảng như thế. Chúng tôi hiện nay có thông tin cho thấy sự bùng phát EHP đang xảy ra rộng khắp ở Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Việt Nam và Thái Lan. Mới gần đây, chúng tôi cũng đã nhận được các mẫu xét nghiệm PCR dương tính với EHP từ tôm tăng trưởng chậm ở Ấn Độ. Như vậy, EHP là một vấn đề mới nổi cần kiểm soát cấp bách.

Làm cách nào để kiểm soát sự lây lan EHP quốc tế?

Phương pháp PCR tổ và phương pháp LAMP sẵn có để kiểm tra phân của tôm bố mẹ và kiểm tra toàn bộ tôm giống để phát hiện sự có mặt của EHP (Tangprasittipap et al. 2013. BMC Vet Res. 9:139; Suebsing et al. 2013. J Appl Microbiol 114: 1254-1263). Các mầm bệnh cũng có thể được phát hiện bằng kính hiển vi quang học sử dụng vật kính phóng đại 100 lần bằng các mẫu cắt mô gan tụy nhuộm hay các phết gan tụy, nhưng cách này căn cứ vào việc tìm hiểu các bào tử đặc trưng cực kỳ nhỏ này (nhỏ hơn 1 micron chiều dài) và đôi khi chỉ sinh ra số lượng ít, thậm chí trong các mẫu bị nhiễm nặng. Vì vậy, phương pháp phát hiện PCR được ưu tiên hơn.

Chúng tôi có số liệu cho thấy hầu hết các đàn giống tôm thẻ P. vannamei sạch bệnh (SPF) được nhập khẩu vào Thái Lan đều âm tính với EHP nhưng chúng thường sẽ bị ô nhiễm tại các cơ sở tiếp nhận thành thục và các trại giống do an toàn sinh học kém. Một lỗi nghiêm trọng trong an toàn sinh học phổ biến là cách thực hành sử dụng động vật sống (ví dụ như giun nhiều tơ, trai, v.v…) từ các nguồn trong nước hoặc nhập khẩu để cho tôm bố mẹ ăn, bất chấp cảnh báo liên tục của chúng tôi phản đối cách thực hành này. Chúng tôi có số liệu chắc chắn về một số loài giun nhiều tơ từ các nguồn trong nước và nhập khẩu ở châu Á có thể cho kết quả xét nghiệm PCR dương tính đối với cả vi khuẩn AHPND và EHP. Tuy nhiên, khả năng cũng có một số đàn giống tôm thẻ P. vannamei ghi nhãn sạch bệnh (SPF) có thể dương tính với EHP, do nó không nằm trong danh sách của OIE được sử dụng bởi nhiều nhà cung cấp giống sạch bệnh (SPF) hoặc các cơ quan kiểm dịch có trách nhiệm xác nhận tình trạng sạch bệnh (SPF). Vấn đề này có thể được điều chỉnh bằng cách đưa EHP vào danh sách sạch bệnh (SPF) của cả các nhà cung cấp và các cơ quan kiểm dịch. Phân của tôm bố mẹ có thể được kiểm tra sự hiện diện của EHP bởi xét nghiệm PCR tổ.

Phương cách tiếp cận tốt nhất cho các cơ sở thành thục và sản xuất giống để tránh EHP là không bao giờ sử dụng động vật sống (ví dụ giun nhiều tơ, nghêu, sò sống, v.v…) làm thức ăn cho tôm bố mẹ. Nếu bỏ qua lời khuyên này, mức tối thiểu nhất là các thức ăn như vậy nên được đông lạnh trước khi sử dụng vì cách làm này ít nhất sẽ giết chết vi khuẩn AHPND và EHP. Tốt hơn nữa là nên tiệt trùng (làm nóng ở 70oC trong 10 phút) sẽ giết các loài virút chính trên tôm (mà quá trình đông lạnh không diệt được). Một lựa chọn khác là sử dụng chiếu xạ gamma cho thức ăn đông lạnh.

Làm thế nào để kiểm soát EHP trong các trại giống?

Cả EHP và vi khuẩn AHPND đã được tìm thấy ở tôm bố mẹ từ Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan. Cả hai cũng đã được báo cáo từ các mẫu giun nhiều tơ sống dùng để nuôi tôm bố mẹ. Trường hợp có thể bị nghi EHP nếu tôm giống từ bất kỳ trại giống nào có tốc độ tăng trưởng chậm hơn so với dự đoán.

Vì vậy, vấn đề đầu tiên là việc đảm bảo các cơ sở nuôi thành thục tôm bố mẹ và cơ sở sản xuất giống phải SẠCH! Để đạt được mục tiêu này, tất cả tôm phải được đưa ra khỏi các trại giống và phải được rửa, tiếp theo làm sạch bằng dung dịch natri hydroxit 2,5% (NaOH 25 gm/L nước ngọt) để lưu lại trên tôm và rửa sạch sau 3 tiếng tiếp xúc. Cách xử lý này áp dụng cho tất cả các thiết bị, các bộ lọc, ao lắng và đường ống. Sau khi rửa để loại bỏ NaOH, trại giống nên được phơi khô trong 7 ngày. Sau đó, nó nên được rửa sạch lại bằng acidified chlorine (dung dịch chlorin 200 ppm ở pH < 4. 5 = “” p = “”>

Vấn đề tiếp theo là tôm bố mẹ. Như đã nêu ở trên một số tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF) đã cho kết quả xét nghiệm PCR dương tính với EHP nhưng không có vi khuẩn AHPND. Vì vậy, tôm bố mẹ có nghĩa sạch bệnh (SPF) cũng nên được kiểm tra EHP trong khi kiểm dịch và trước khi được nhận vào một cơ sở nuôi thành thục và sản xuất giống đã được vệ sinh sạch. Nghiên cứu của chúng tôi ở Thái Lan đã phát hiện tôm bố mẹ được nuôi tại địa phương có nguồn gốc từ các đàn sạch bệnh (SPF) nhập khẩu ban đầu sạch EHP cho thấy mức độ lây nhiễm EHP rất cao. Như đã nói ở trên, phân tôm bố mẹ có thể được kiểm tra EHP bằng xét nghiệm PCR tổ sử dụng chiết xuất ADN từ phân làm mẫu. Việc xác nhận nên được tiến hành trên mô gan tụy (HP) sau khi giá trị hữu ích của tôm bố mẹ đã hết hạn.

Làm thế nào để kiểm soát EHP ở trang trại?

Đối với nông dân, có hai vấn đề chính phải đối mặt. Vấn đề đầu tiên là để đảm bảo tôm giống (PL) được sử dụng thả nuôi không bị nhiễm EHP. Cách làm này có thể được thực hiện dễ dàng bằng cách xét nghiệm PCR. Nếu ADN đã được chiết xuất từ tôm giống để xét nghiệm vi khuẩn AHPND bằng PCR, một phần của cùng chiết xuất DNA này có thể được sử dụng để kiểm tra EHP. Người nuôi không nên sử dụng các lô giống dương tính với một trong các tác nhân gây bệnh để thả nuôi.

Vấn đề thứ hai của nông dân liên quan đến công việc chuẩn bị ao thích hợp giữa các vụ nuôi, đặc biệt là khi một ao nuôi trước đây đã bị tác động bởi EHP. Các bào tử EHP có thành dày và không dễ dàng để bất hoạt. Thậm chí chỉ riêng chlorin nồng độ cao không có hiệu quả. Ngoài ra, các vật mang mầm bệnh của môi trường tiềm ẩn hiện chưa rõ. Cả hai vấn đề này có thể vẫn còn trong ao sau khi thu hoạch và quan trọng là cả hai đều không bị bất hoạt trước vụ nuôi tiếp theo.

Để khử trùng ao đất có bào tử EHP, sử dụng CaO (vôi sống, vôi nung, vôi chưa tôi hoặc vôi nóng) ở mức 6 tấn/ha. Xới vôi CaO vào trầm tích ao khô (10 – 12 cm) và sau đó làm ẩm trầm tích để kích hoạt vôi. Sau đó để 1 tuần trước khi phơi khô hoặc lấy nước. Sau khi sử dụng vôi CaO, pH đất sẽ tăng lên 12 hoặc cao hơn trong một vài ngày và sau đó trở lại mức bình thường khi nó hấp thụ cacbon dioxit và thành CaCO3.

Cảnh báo đặc biệt đối với Mexico

Có nhiều tin đồn sự bùng phát AHPND ở Mexico có nguồn gốc từ tôm thẻ bố mẹ P. vannamei bị ô nhiễm nhập lậu vào Mexico từ châu Á để sản xuất tôm giống thả nuôi. Nếu những tin đồn này là đúng sự thật, nếu tỉ lệ lây lan EHP ở châu Á cao thì đúng là khả năng có thể tôm nhập khẩu cũng sẽ bị nhiễm EHP. Vì vậy các cơ quan kiểm dịch của Mexico cần cấp bách kiểm tra các mẫu DNA hiện tại và lưu trữ của họ đã sử dụng để theo dõi vi khuẩn AHPND bằng PCR và cũng để kiểm tra sự hiện diện của EHP ở ADN đích bằng PCR. Nếu như họ tìm thấy được thì sẽ củng cố cho giả thuyết vi khuẩn AHPND được nhập khẩu từ châu Á. Cũng có thể các biện pháp phòng ngừa kịp thời hoặc giám sát liên tục các đàn tôm sống nhập khẩu có thể ngăn chặn việc du nhập rủi ro và hình thành khả năng có một ký sinh trùng ngoại lai vào Mexico và các nước châu Mỹ còn lại.

BioAqua.vn

Nguồn: Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở châu Á – Thái Bình Dương. Kêu gọi khẩn cấp kiểm soát lây lan Microsporidian Parasite Enterocytozoon Hepatopenaei (EHP) trên tôm. Kallaya Sritunyalucksana (Trung tâm xuất sắc về sinh học phân tử và công nghệ sinh học cho tôm, Khoa Khoa học, Đại học Mahidol, Rama VI Road, Bangkok 10400, Thailand), Piyachat Sanguanrut, Paul Vinu Salachan, Siripong Thitamadee và Timothy W. Flegel). Ngày 24/11/2014.

Bài viết liên quan:

  • Chủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt NamChủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt Nam
  • Cách phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm biểnCách phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm biển
  • Nhóm giống gregarine kèm theo bệnh EMSNhóm giống gregarine kèm theo bệnh EMS
  • Quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm giai đoạn chuyển mùaQuản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm giai đoạn chuyển mùa
  • Châu Á: Nghiên cứu và Điểm báo về bệnh tômChâu Á: Nghiên cứu và Điểm báo về bệnh tôm
  • Một số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trịMột số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trị
  • Real-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPNDReal-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPND