Thức ăn chức năng – Thức ăn bổ sung trong dinh dưỡng nuôi tôm

Thức ăn bổ sung có thể được định nghĩa là: một chất tinh khiết hoặc hỗn hợp các chất được chủ ý thêm vào thức ăn và sử dụng một hay nhiều chức năng đặc biệt khác nhau; bao gồm tất cả các hợp chất có dinh dưỡng hoặc không dinh dưỡng, trơ hoặc hoạt […]

Thức ăn bổ sung có thể được định nghĩa là: một chất tinh khiết hoặc hỗn hợp các chất được chủ ý thêm vào thức ăn và sử dụng một hay nhiều chức năng đặc biệt khác nhau; bao gồm tất cả các hợp chất có dinh dưỡng hoặc không dinh dưỡng, trơ hoặc hoạt tính, tự nhiên hoặc hóa học tổng hợp. Các thức ăn bổ sung chính được sử dụng trong dinh dưỡng nuôi tôm theo truyền thống bao gồm: kháng sinh, chế phẩm sinh học/probiotics, các chất dinh dưỡng, bột màu, enzym, các chất bảo quản, chất chống oxy hóa, chất dẫn dụ và chất kích thích thèm ăn.

Đặc biệt quan trọng có liên quan, một số thức ăn bổ sung có đặc điểm kích thích tốc độ tăng trưởng hoặc khả năng để đạt được kích cỡ tối đa của loài. Nói chung, nguyên nhân chính khởi phát việc tìm kiếm các loại thức ăn bổ sung cần thiết đối với sản xuất nuôi trồng thủy sản để thúc đẩy các điều kiện cho sự phát triển tối ưu, (có nghĩa là để có được sự tăng trưởng tốt hơn trong thời gian ngắn hơn). Như vậy, việc tăng cân và chiều dài (là các thông số tăng trưởng) và tỉ lệ sống (là thông số sức khỏe) tăng lên là một số ít chỉ số phù hợp cho việc theo dõi sự phát triển của sinh vật nuôi.

Thực sự khó nghĩ các loại thức ăn chức năng là nguồn dinh dưỡng duy nhất cho sinh vật biển về mặt cơ bản bởi vì các cuộc điều tra chưa được thực hiện với mục tiêu như vậy cho đến nay. Hơn nữa, có vẻ phô trương để thỏa mãn mọi nhu cầu dinh dưỡng trong khi tìm kiếm các đáp ứng sinh lý có liên quan khi sử dụng các loại thức ăn hoàn toàn tự nhiên. Tuy nhiên, có vẻ như hợp lý hơn trong nỗ lực làm phong phú các loại thức ăn đã được sử dụng theo tập quán với các thành tố chức năng đặc biệt sinh ra tác dụng sinh lý nhất định ở các sinh vật biển.

Như đã thảo luận trước đây, việc sử dụng thức ăn bổ sung trong chế độ ăn cho sinh vật biển là nhằm thúc đẩy các tác dụng về sinh lý nhất định, dẫn đến: i) kích thích tăng trưởng hay ii) tăng cường sức khỏe (gián tiếp liên quan đến kích thích tăng trưởng).

Điều thú vị là, những tác dụng dự kiến của các loại thức ăn bổ sung trong dinh dưỡng cho tôm tương tự như kỳ vọng đối với các loại thức ăn chức năng, vì cả hai đều có những ảnh hưởng tích cực đến sức khỏe và quá trình phát triển của động vật ngoài khả năng để cung cấp các nhu cầu dinh dưỡng cơ bản. Tuy nhiên, các loại thức ăn chức năng được phân chia từ các loại thức ăn bổ sung theo: i) là thức ăn hoàn chỉnh (không phải hợp chất cô lập), ii) khả năng để thúc đẩy các tác dụng về sinh lý đặc hiệu, iii) độ dẫn dụ (về độ ngon miệng và/hoặc mùi hương), là mong muốn đặc biệt trong dinh dưỡng thực tế đối với các loài nuôi biển.

Tuy nhiên, khó để tìm thấy ví dụ chính xác về các loại thức ăn chức năng được sử dụng làm thức ăn bổ sung trong dinh dưỡng nuôi trồng thủy sản. Ngoài ra, một vài trong số ít các ví dụ liên quan có thể dẫn đến một ứng dụng không chắc chắn về khái niệm thức ăn chức năng. Việc sử dụng chế phẩm sinh học/probiotic trong dinh dưỡng nuôi trồng thủy sản, đưa ra cho chúng ta một ví dụ về các loại thức ăn chức năng cho các sinh vật nuôi biển.

Probiotic, đó là các vi sinh vật (hoặc sản phẩm của chúng) đem lại lợi ích sức khỏe cho vật chủ, đã từng được sử dụng trong nuôi trồng thủy sản như một phương cách để kiểm soát bệnh, bổ sung hoặc thậm chí trong một số trường hợp thay thế việc sử dụng các hợp chất kháng khuẩn.

Một loạt các loại vi tảo, nấm men và vi khuẩn Gram dương và Gram âm đã được đánh giá. Tuy nhiên, phương thức hoạt động có thể của các chế phẩm sinh học/probiotic bao gồm quá trình ức chế sự xâm chiếm của các mầm bệnh tiềm ẩn trong đường tiêu hóa/đường ruột bằng cách kháng sinh hoặc cạnh tranh các chất dinh dưỡng và/hoặc không gian, biến đổi sự trao đổi chất của vi sinh vật, và/hoặc bởi quá trình kích thích hệ miễn dịch của vật chủ.

Một số kết quả cho thấy các chế phẩm sinh học có thể kích thích sự thèm ăn và cải thiện dinh dưỡng bằng cách sản xuất các loại vitamin, quá trình giải độc của các hợp chất trong chế độ ăn, và do sự phân hủy các thành phần khó tiêu hóa.

Một ví dụ khác về thức ăn chức năng dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản là thử nghiệm sử dụng dầu cọ. Các công thức chứa dầu cọ tăng cường chuyển đổi chất bổ dưỡng và nâng cao tốc độ tăng trưởng, hiệu suất protein và khả năng sinh sản của một số loài tôm Malaysia.

Ngoài ra, dầu cọ trong các chế độ ăn của cá da trơn và cá hồi Đại Tây Dương mang lại tốc độ tăng trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn có thể so sánh được với cá được cho chế độ ăn có mức dầu cá tương đương; tuy nhiên chế độ ăn có 8% dầu cọ cho cá da trơn châu Phi cải thiện đáng kể hiệu suất tăng trưởng, lưu giữ protein trong khẩu phần ăn, và nồng độ vitamin E trong cơ thân.

Những kết quả thú vị có thể liên quan đến khả năng ổn định oxy hóa cao của dầu cọ, giúp giảm tỷ lệ bị mùi ôi khi dầu được cho vào thức ăn. Ngoài ra, các đặc tính chống oxy hóa do hàm lượng của vitamin E và carotenoid cao có thể đóng một vai trò quan trọng chống lại quá trình oxy hóa bình thường và bất thường trong các sinh vật nuôi, tạo thuận lợi sử dụng các chất dinh dưỡng của thức ăn cho tăng trưởng và sinh sản và không phải để phòng ngừa, và/hoặc sửa chữa các quá trình có liên quan đến bệnh.

Tương tự như vậy, sản phẩm phụ từ rong biển như bột tảo bẹ (thu từ Macrocystis pyrifera) đã được nhận thấy cho các tác dụng khác nhau có thể ủng hộ để chấp thuận nó là một loại thức ăn chức năng trong dinh dưỡng cho tôm. Nhiều tác giả đã báo cáo việc bổ sung bột tảo bẹ theo tỷ lệ % khác nhau trong chế độ ăn cho tôm không chỉ gia tăng tốc độ tăng trưởng và khả năng của các sinh vật chống lại sự tấn công của các vi sinh vật gây bệnh, mà còn cải thiện khả năng ổn định, khả năng dẫn dụ và vị ngon của thức ăn. Căn cứ các tác dụng sinh lý như vậy, sodium alginate và fucoidan (polysaccharide sunfat) đã được xác định.

Do đó, việc tìm kiếm các loại thức ăn chức năng trong dinh dưỡng nuôi trồng thủy sản chắc chắn sẽ bao gồm thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật, chứa các hợp chất hoạt tính có thể điều chỉnh các chức năng có liên quan trong các sinh vật tiêu thụ.

BioAqua.vn

Nguồn: http://www.panoramaacuicola.com/noticias/2004/06/27/functional_feeds_in_shrimp_nutrition_the_new_research_theoretical_concept_and_practical_approach_br_by_fernando_vega_villasante1_hector_nolasco_soria1_olimpia_chong_carrillo2_adyary_fallarero3_and_olimpia_carrillo_farnes3_4.html#sthash.RgqqAFmX.dpuf

Growth Pro: Đa dạng vitamin nhóm B, A và D3, Inositol, Glycine, Lysine và Methionine. Giúp tôm tăng trưởng nhanh và đồng đều, tăng sức đề kháng và tăng tỉ lệ sống.

Organic Boost: Sodium diformate (NDF), axit lactic, axit citric. Phòng chống nhiễm khuẩn  đường ruột, cải thiện tiêu hóa, nâng cao hiệu quả sử dụng thức ăn, giúp tôm/cá phát triển tốt.

GlucaMos Yeast: Mannan Oligosaccharides, Beta Glucan 1,3–1,6, Nấm men sống Saccharomyces cerevisiae, Vitamin E. Tăng cường khả năng miễn dịch, tăng sức đề kháng giúp tôm/cá tăng trưởng nhanh.

Vita Mine Plus: Đa dạng vitamin, axit amin và khoáng chất. Tăng cường chức năng gan tụy, loại thải độc tố, hỗ trợ tiêu hóa và hỗ trợ miễn dịch cho tôm/cá.

Marine LABs: Bacillus polyfermenticus KJS-2 hỗ trợ tiêu hóa, sản sinh axit lactic tạo ra tác dụng kháng khuẩn, ngăn ngừa các loại mầm bệnh do vi khuẩn và virút, cải thiện năng suất nuôi tôm và cá.

5 thuc an bo sung cho tôm cá

Bài viết liên quan:

  • Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản – Phần 1Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản – Phần 1
  • Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản – Phần 2Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản – Phần 2
  • Probiotic trong nuôi trồng thủy sảnProbiotic trong nuôi trồng thủy sản
  • Quản lý thức ăn thời gian đầu nuôi tômQuản lý thức ăn thời gian đầu nuôi tôm
  • Vai trò của khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sảnVai trò của khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quảSử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả
  • Các thành phần bổ sung trong chế độ ănCác thành phần bổ sung trong chế độ ăn