Ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế việc áp dụng các tiến bộ mới trong công nghệ sinh học để nuôi thủy sản bền vững, giảm tác động xấu tới môi trường là rất cần thiết. Một trong […]

Vấn đề ô nhiễm nguồn nước hiện nay gây ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển nuôi trồng thủy sản. Chính vì thế việc áp dụng các tiến bộ mới trong công nghệ sinh học để nuôi thủy sản bền vững, giảm tác động xấu tới môi trường là rất cần thiết. Một trong những lựa chọn hiệu quả đó là sử dụng chế phẩm sinh học (men vi sinh, men tiêu hóa) trong quá trình nuôi.  

Men vi sinh men tiêu hóa trong nuôi trồng thủy sản

Chế phẩm sinh học là sản phẩm có chứa vi sinh vật sống nhằm mục đích cải thiện môi trường và vật nuôi. Trong nuôi thủy sản, sử dụng chế phẩm sinh học (còn gọi là men vi sinh) nhằm mục đích cải thiện môi trường (nước và nền đáy ao), tăng sức khỏe vật nuôi, tăng khả năng hấp thu thức ăn… góp phần tăng năng suất và sản lượng.
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại chế phẩm sinh học được sử dụng với các mục đích khác nhau dựa trên đặc tính của từng loại. Có thể thấy các lợi ích to lớn của chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản:
– Phân hủy các chất hữu cơ trong nước, hấp thu xác tảo chết và làm giảm lớp bùn ở đáy ao.
– Giảm các độc tố trong môi trường nước do các chất khí: NH3, H2S… phát sinh, do đó giảm mùi hôi trong nước, giúp tôm cá phát triển tốt.
–  Nâng cao khả năng miễn dịch của động vật thủy sản.
– Ức chế sự hoạt động và phát triển của các vi khuẩn có hại do quá trình tăng sinh làm cho số lượng vi khuẩn có lợi tăng lên lấn át và kìm hảm hãm sự phát triển của các vi khuẩn gây hại, do đó hạn chế mầm bệnh phát triển. Cần bổ xung chế phẩm sinh học định kỳ vào ao nuôi nhằm đảm bảo vi khuẩn có lợi tồn tại trong ao với số lượng lớn và để phòng bệnh cho động vật thủy sản.
– Ổn định pH của nước, ổn định màu nước do chế phẩm sinh học hấp thu chất dinh dưỡng hòa tan trong nước hạn chế tảo phát triển nhiều, giảm chi phí xử lý nước trong quá trình nuôi, tăng oxy hòa tan trong nước giúp động vật thủy sản khỏe mạnh và phát triển.
– Khi trộn chế phẩm sinh học (men vi sinh, men tiêu hóa) vào thức ăn có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giúp hấp thu tốt thức ăn, làm tăng hiệu quả sử dụng thức ăn (giảm hệ số thức ăn), thúc đẩy tăng trưởng.
Sử dụng men vi sinh trong nuôi trồng thủy sản còn có tác dụng hạn chế việc sử dụng hóa chất bừa bãi, gây tác động xấu đến môi trường sinh thái và ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm. Chính vì thế trong những năm qua, thành phố Hà Nội đã xây dựng các mô hình nuôi trồng thủy sản sử dụng chế phẩm sinh học, điều này góp phần làm thay đổi nhận thức của người dân và từng bước tạo ra những mô hình nuôi sạch, an toàn và bền vững.

Theo Trung tâm giống thủy sản Hà Nội 

Bài viết liên quan:

  • Đánh giá in vitro các sản phẩm men vi sinh thương phẩm được sử dụng cho nuôi tôm biển ở Thái LanĐánh giá in vitro các sản phẩm men vi sinh thương phẩm được sử dụng cho nuôi tôm biển ở Thái Lan
  • Nuôi tôm theo công nghệ sinh họcNuôi tôm theo công nghệ sinh học
  • Bột đông khô đậu nành lên men với dòng vi khuẩn Bacillus polyfermenticus KJS-2 bảo vệ cá vẹt Nhật Bản Oplegnathus Fasciatus khỏi virut Iridovirus và vi khuẩn gây bệnhBột đông khô đậu nành lên men với dòng vi khuẩn Bacillus polyfermenticus KJS-2 bảo vệ cá vẹt Nhật Bản Oplegnathus Fasciatus khỏi virut Iridovirus và vi khuẩn gây bệnh
  • Sử dụng hiệu quả men vi sinh trong nuôi tômSử dụng hiệu quả men vi sinh trong nuôi tôm
  • Các dòng Bacillus polyfermenticus Các dòng Bacillus polyfermenticus
  • Các chỉ tiêu chọn lựa Probiotics (men vi sinh, men tiêu hóa) sử dụng trong nuôi tômCác chỉ tiêu chọn lựa Probiotics (men vi sinh, men tiêu hóa) sử dụng trong nuôi tôm
  • Lợi ích sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sảnLợi ích sử dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản

Nhấp vào đây để đăng đánh giá của bạn.


Trình nhận xét
12345
là một trường bắt buộc.


Powered by Klep Customer Reviews