Quản lý chất thải ao tôm – Các phương pháp tiếp cận

Sự gia tăng về sản xuất lương thực từ ngành thủy sản đã đưa đến giới thiệu nhiều công nghệ mới lạ và phương pháp nuôi tôm thâm canh, nhờ đó sản lượng tôm tăng. Quản lý nước ao và chất thải sinh ra trong quá trình nuôi tôm là yếu tố quan trọng cần […]

Sự gia tăng về sản xuất lương thực từ ngành thủy sản đã đưa đến giới thiệu nhiều công nghệ mới lạ và phương pháp nuôi tôm thâm canh, nhờ đó sản lượng tôm tăng. Quản lý nước ao và chất thải sinh ra trong quá trình nuôi tôm là yếu tố quan trọng cần phải được xem xét. Để được xả nước thải ra ngoài môi trường, một số hệ thống tuần hoàn cải tiến đã và đang được phát triển. Nhưng việc quản lý bùn đang bị sao lãng đã đặt ra một vấn đề nghiêm trọng. Vì vậy cần một chiến lược quản lý chất thải có hệ thống trong đó bao gồm xử lý, xả bỏ và tái chế nhằm quản lý nuôi tôm bền vững.

Các đặc tính của bùn

Thiết kế và kiểu ao, hệ thống nuôi, phương pháp quản lý ao nuôi và các yếu tố đầu vào trong ao là những chỉ tiêu để dựa trên đó phân biệt rõ bản chất của bùn hoặc chất thải ao nuôi tôm phụ thuộc. Đương nhiên, chất thải ao nuôi tôm chứa hàm lượng chất hữu cơ, tổng nitơ và phốtpho cao hơn trong đất bình thường và cũng có nhu cầu oxy sinh học (BOD) và nhu cầu oxy hóa học (COD).

Tác động của chất thải ao nuôi đến nuôi tôm

Tăng trưởng và tỉ lệ sống của tôm, chất lượng nước ao nuôi bị ảnh hưởng rất lớn bởi chất thải ao nuôi. Việc hút bỏ bùn thường xuyên từ đáy ao làm giảm các chất dinh dưỡng hữu cơ trong nước, tiếp sau đó tác động đến sự tăng trưởng của thực vật phù du; loại bỏ bùn có tác động quan trọng đến năng suất ao. Sự tăng trưởng của tôm sú Penaeus monodon giống đã cho thấy một mối tương quan nghịch với nồng độ amoni và sulfide trong trầm tích. Trong các ao nuôi tôm thẻ trắng Đại Tây Dương P. setiferus, tỉ lệ sống và sản lượng đã cho thấy rất thấp trong các ao không hút bùn hoặc loại bỏ bùn ở mức độ vừa phải trong suốt thời gian nuôi.

Để lại bùn mà không rút bỏ có thể dẫn đến tích tụ bùn trong ao, việc này không chỉ khiến gia tăng nhu cầu oxy ở trầm tích, mà còn tạo điều kiện yếm khí dẫn đến sản sinh khí không mong muốn như hydrogen sulfide. Khối lượng lớn các chất thải tích tụ trong ao tôm sẽ làm tăng nhu cầu oxy và gây cạn kiệt oxy ở đáy ao khiến cho tôm bị căng thẳng và dễ bị nhiễm bệnh. Các loại khí không mong muốn được sinh ra từ chất thải ao có thể ảnh hưởng đến sự thèm ăn của tôm, dẫn đến tăng hệ số chuyển đổi thức ăn và suy giảm chất lượng nước ao nuôi.

Ảnh hưởng của chất thải ao nuôi đến môi trường

Quản lý chất thải ao nuôi tôm được thực hành trong suốt vụ nuôi và giai đoạn sau khi nuôi phản ánh mức độ tác động của chất thải ao đến môi trường. Bùn từ ngành nuôi tôm tác động đến môi trường có thể được phân loại thành ba nhóm.

– Tác động đến chất lượng nước biển ven bờ và thủy văn.

– Tác động đến các sinh vật thủy sinh,

– Tác động đến rừng ngập mặn và thảm thực vật trên cạn.

Tác động đến chất lượng nước biển ven bờ và thủy văn

Xả bỏ chất thải ao nuôi tôm vào môi trường nước lân cận làm tăng sự sẵn có dinh dưỡng thúc đẩy thực vật phù du tăng trưởng, do đó dẫn đến hiện tượng phú dưỡng của vùng nước. Vì vậy khuyến khích xử lý chất thải ao trước khi xả bỏ ra môi trường.

Tác động đến các sinh vật thủy sinh

Chất thải ao nuôi tôm chứa rất nhiều các hạt rắn lơ lửng gây ra độ đục ở nguồn nước tiếp nhận. Các chất rắn lơ lửng từ các ao nuôi tôm thâm canh có lót bạt nhựa đã được báo cáo ở mức cao là 4200 mg/L. Độ đục trong nước làm giảm sự thâm nhập ánh sáng, do đó làm giảm hoạt động quang hợp và mức oxy hòa tan gây căng thẳng cho sinh vật thủy sinh đặc biệt sinh vật sống dưới đáy ao. Sự có mặt của nitơ và phốtpho ở hàm lượng cao góp phần gây hiện tượng phú dưỡng trong các ao.

Tác động đến rừng ngập mặn và thảm thực vật trên cạn

Chất thải ao nuôi tôm có tác động tích cực đến rừng ngập mặn, ví dụ chất thải từ ao (75%) và đất (25%) gia tăng sự phát triển các loài đước Rhizophora mucronata, R. apiculata và Bruiera cylindrica. Tuy nhiên, nên tránh sự quá tải lượng chất thải ao vì có thể gây chết cây do lỗ khí của cây đước không đủ hô hấp. Nhiều nông dân cũng đã nhận thấy rừng ngập mặn tăng trưởng tốt hơn trong khu vực khi có chất thải ao nuôi tôm đã phơi khô được thải ra. Sử dụng chất thải ao cho thảm thực vật trên cạn cho thấy tác động tiêu cực vì nồng độ muối cao. Đặc tính của chất thải ao nuôi tôm khác nhau theo chất lượng nước ao, lượng mưa và các yếu tố đầu vào. Độ mặn cao hơn trong nước ao dẫn đến hàm lượng muối cao hơn trong chất thải ao nuôi tôm.

BioAqua.vn

Nguồn: Aquaculture Times

Bài viết liên quan:

  • Phân tích thông số chất lượng nước khả thi trong nuôi tômPhân tích thông số chất lượng nước khả thi trong nuôi tôm
  • Khuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh – bán thâm canhKhuyến cáo kỹ thuật đầu vụ nuôi tôm thâm canh – bán thâm canh
  • Sử dụng quạt nước trong nuôi tômSử dụng quạt nước trong nuôi tôm
  • Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giốngLưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống
  • Câu chuyện thành công ở Thái Lan: Thực hành nuôi tôm không theo tập quánCâu chuyện thành công ở Thái Lan: Thực hành nuôi tôm không theo tập quán
  • Quan sát màu nước đánh giá chất lượng dinh dưỡngQuan sát màu nước đánh giá chất lượng dinh dưỡng
  • Công nghệ biofloc có thể phòng ngừa bệnh tômCông nghệ biofloc có thể phòng ngừa bệnh tôm