Có thể làm cách nào để kiểm soát vi khuẩn Vibrio?

Sau khi Tiến sĩ Lightner đã khẳng định độc tính của Vibrio sử dụng định đề Koch, một số chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phát hiện là nguyên nhân gây hội chứng tôm chết sớm (EMS) ở châu Á. Gần đây nhất cũng đã tìm thấy chủng Vibrio gây ra EMS tại Mexico ở […]

Sau khi Tiến sĩ Lightner đã khẳng định độc tính của Vibrio sử dụng định đề Koch, một số chủng vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus được phát hiện là nguyên nhân gây hội chứng tôm chết sớm (EMS) ở châu Á. Gần đây nhất cũng đã tìm thấy chủng Vibrio gây ra EMS tại Mexico ở nơi cách xa châu Á. Khả năng mà EMS lây lan vào Mexico là do nhập khẩu tôm bố mẹ từ một quốc gia châu Á để sử dụng cho mục đích lai giống và hậu ấu trùng/tôm giống yếu đã nhiễm EMS, hoặc có lẽ đã sử dụng đàn lai tăng trưởng cực nhanh và hậu ấu trùng/tôm giống quá yếu, chúng đã nhiễm lượng lớn vi khuẩn Vibrio sinh trưởng trong gan tụy. V. parahaemolyticus có lẽ sẽ không thể đột nhiên trở nên độc hơn, bởi vì chúng là một khu hệ vi sinh vật thông thường được tìm thấy trong nước biển và nước lợ. Nhiều khả năng nguyên nhân là do tôm giống đã yếu hơn nên dễ bị nhiễm vi khuẩn Vibrio hơn.

Nguyên nhân chính để quan tâm là khi những người lai giống tôm và nông dân nuôi tôm biết được tin là EMS do vi khuẩn Vibrio gây ra nên họ có thể quyết định sử dụng nhiều kháng sinh trong nuôi tôm và giai đoạn ương dưỡng để giảm thiểu và kiểm soát vi khuẩn Vibrio. Đó không phải là mong muốn của ngành nuôi tôm biển vốn cần phải giảm dư lượng kháng sinh trong tôm. Ngoài ra, sử dụng kháng sinh dài hạn, đặc biệt là trong giai đoạn ương dưỡng có thể làm suy yếu tôm khi ngưng điều trị kháng sinh. Người nuôi tôm nên sử dụng các phương pháp khác để kiểm soát vi khuẩn Vibrio, chẳng hạn như dùng vi khuẩn có lợi/probiotic, một số loại trong số đó giúp tổng hợp các chất hóa học tương tự như thuốc kháng sinh để có thể ức chế vi khuẩn Vibrio. Phương cách sử dụng probiotic có lẽ được ưa chuộng hơn thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, khi nauplius hoặc tôm giống/postlarvae được nuôi ở mật độ cao trong ao ương thì khi đó lượng thức ăn cần cũng khá cao, do đó xu hướng tăng quần thể vi khuẩn Vibrio. Trong trường hợp đó chỉ sử dụng vi khuẩn có lợi/probiotic không đủ để kiểm soát vi khuẩn Vibrio. Cách tốt hơn có thể sẽ là giữ vi khuẩn Vibrio trong tầm kiểm soát.

Mật độ thả giống trong các ao ương/vèo không nên quá cao vì nó sẽ có tác động trực tiếp đến lượng vi khuẩn Vibrio do có liên quan đến lượng thức ăn được cho. Nếu lượng thức ăn cho vào ao quá ít thì tôm sẽ ăn nhau và sẽ trở nên yếu đi, nhưng nếu cho lượng thức ăn quá nhiều, chất lượng nước sẽ giảm và lượng vi khuẩn Vibrio sẽ tăng lên. Mật độ thả thích hợp nhất cho ao ương là 100.000 nauplius trong mỗi mét khối nước.

vibrio 3

Postlarvae/tôm giống được ương/vèo trong 30 ngày trước khi thả qua ao nuôi.

Nhiệt độ nước cũng rất quan trọng trong các ao ương tôm. Nhiệt độ thích hợp nhất là 30 + 1oC. Ở nhiệt độ này, nauplius sẽ ăn bình thường. Ở nhiệt độ thấp hơn, nauplius sẽ ăn ít hơn và phát triển chậm hơn. Mặt khác, nếu nhiệt độ cao, chẳng hạn như lên đến 33oC thì nauplius sẽ ăn nhiều hơn và tăng trưởng rất nhanh không thường xuyên, tuy thế chúng sẽ yếu đi và nhiệt độ cao hơn cũng thuận lợi cho vi khuẩn Vibrio phát triển, tăng lên nhanh chóng và khó kiểm soát. Nếu cần thiết áp dụng nhiệt độ cao hơn để loại trừ virút đốm trắng (WSSV) có thể hiện diện trong ao ương, thì tốt nhất là nâng nhiệt độ nước lên chỉ 32oC trong vòng 7 ngày trước khi chuyển tôm giống/postlarvae sang các ao nuôi.

BioAqua.vn

Nguồn: Tiến sĩ Chalor Limsuwan, Trung tâm Nghiên cứu Kinh doanh Nuôi trồng Thủy sản, Khoa Thủy sản, Đại học Kasetsart, Thái Lan – Tháng 10-12/2013.

Bài viết liên quan:

  • EMS – Hội chứng tôm chết sớm đang làm thay đổi cách nuôi trồngEMS – Hội chứng tôm chết sớm đang làm thay đổi cách nuôi trồng
  • Trung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nướcTrung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nước
  • Một số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trịMột số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trị
  • Chủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt NamChủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt Nam
  • Bệnh EMS vẫn tiếp diễn, ngành nuôi tôm đang tăng cường chống lại dịch bệnhBệnh EMS vẫn tiếp diễn, ngành nuôi tôm đang tăng cường chống lại dịch bệnh
  • Chiết xuất khoáng giảm thiểu tác động của EMS và bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình DươngChiết xuất khoáng giảm thiểu tác động của EMS và bệnh đốm trắng trên tôm thẻ chân trắng Thái Bình Dương
  • Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tômPhòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm