Quản lý đáy ao và cho ăn trong nuôi tôm

1. Quản lý đáy ao Các yếu tố nguy cơ Nghiên cứu này không tìm hiểu về bất kỳ mối liên quan trực tiếp nào giữa tình trạng trầm tích/bùn đáy ao và nguy cơ bùng phát dịch bệnh hoặc quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác thì sự xuất hiện […]

1. Quản lý đáy ao

Các yếu tố nguy cơ

Nghiên cứu này không tìm hiểu về bất kỳ mối liên quan trực tiếp nào giữa tình trạng trầm tích/bùn đáy ao và nguy cơ bùng phát dịch bệnh hoặc quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu khác thì sự xuất hiện của trầm tích/bùn đáy màu đen và độc hại đã được chứng minh là tác động xấu đến sức khỏe tôm và dẫn đến dịch bệnh hoặc sản xuất kém.

Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa các ao có mật độ thả cao, mức độ cho ăn và tình trạng đáy ao xấu. Vì vậy, người nuôi thả mật độ cao cần quan tâm nhiều hơn đến quản lý đáy ao.

Hướng dẫn quản lý

Nên kiểm tra đất đáy ao trên cơ sở hàng tuần, đặc biệt ở khu vực cho ăn hoặc rãnh thoát. Sự xuất hiện của đất đen, tảo đáy và mùi hôi nên được ghi nhật ký. Nếu đất có màu đen và hôi, nên thay nước và giảm cho ăn (sử dụng sàng ăn để theo dõi nhu cầu). Trong quá trình thay nước, nên khuấy nhẹ hết sức cẩn thận khu vực cho ăn và nơi có đất đen để loại bỏ lớp đất này từ ​​đáy ao. Cách làm này sẽ tạo điều kiện rút tháo lớp đất này ra khỏi ao. Đặc biệt chú ý đến quản lý thức ăn để giảm lãng phí và tránh suy thoái đáy ao.

bùn đáy ao

Đất tốt không có lớp màu đen (trái) – Đất màu đen, kém chất lượng, có tảo đáy ở bề mặt (phải)

2. Quản lý cho ăn

Các yếu tố nguy cơ

Nghiên cứu nhận thấy không có mối liên hệ quan trọng nào giữa lượng thức ăn sử dụng, kiểu mẫu cho ăn và dịch bệnh tôm. Tuy nhiên, thực hành tốt việc cho ăn rất cần thiết để duy trì chất lượng nước và đất cũng như một môi trường lành mạnh trong ao nuôi.

Hướng dẫn quản lý

Cho ăn thức ăn viên theo lịch trình/cữ cố định. Lịch trình này sẽ phụ thuộc vào trọng lượng tôm và kết quả sàng ăn của cữ ăn trước đó. Lượng thức ăn nên được tính trên cơ sở trọng lượng con. Có thể sử dụng các bảng thức ăn in trên bao bì thức ăn của nhà sản xuất cho mục đích này. Nếu sử dụng thức ăn tươi (đã chín) như ốc hoặc cá tạp (nhưng không phải thức ăn giáp xác tươi) trong giai đoạn cuối vụ để cải thiện tăng trưởng thì chỉ nên làm dưới sự theo dõi chặt chẽ chất lượng nước và một chiến lược cho ăn thận trọng để tránh lãng phí.

cho tôm ăn

Dùng sàng ăn để kiểm tra nhu cầu tôm ăn (trái) – Dùng xuồng để rải thức ăn (phải)

Nên đưa các sàng ăn vào ao nuôi một tuần sau khi thả giống và sử dụng sàng ăn để kiểm tra tình trạng chung của tôm trong tháng đầu tiên. Kể từ ngày nuôi (DOC) thứ 30 trở đi, nên sử dụng kết quả cho ăn từ các sàng ăn này để xác định lượng mỗi cữ ăn. Nhằm giảm sự khác biệt cỡ tôm, nên thay đổi kích cỡ thức ăn theo kích cỡ tôm thực tế. Nên sử dụng kết hợp 2 kích cỡ thức ăn viên ít nhất trong vòng 7 ngày nếu có bất kỳ sự khác biệt về cỡ tôm trong quá trình kiểm tra thường xuyên. Nên thay đổi khu vực cho ăn ít nhất mỗi 10 ngày một lần tùy thuộc tình trạng đáy ao dọc theo khu vực cho ăn. Cách làm này giúp tôm luôn ăn ở khu vực sạch.

BioAqua.vn

Nguồn: Cơ quan Phát triển Xuất khẩu Sản phẩm Thủy sản và Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản ở Châu Á-Thái Bình Dương

Bài viết liên quan:

  • Quản lý thức ăn thời gian đầu nuôi tômQuản lý thức ăn thời gian đầu nuôi tôm
  • Thả tôm giống và cách chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôiThả tôm giống và cách chăm sóc, quản lý môi trường ao nuôi
  • Quản lý thức ăn: Yếu tố quan trọng cho vụ nuôi tôm thành côngQuản lý thức ăn: Yếu tố quan trọng cho vụ nuôi tôm thành công
  • Làm giảm ô nhiễm ao nuôi tômLàm giảm ô nhiễm ao nuôi tôm
  • Quản lý ao nuôi tôm đất phènQuản lý ao nuôi tôm đất phèn
  • Bệnh đốm trắng WSSVBệnh đốm trắng WSSV
  • Lưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giốngLưu ý yếu tố môi trường khi thả tôm sú giống