Thái Lan – Ký sinh trùng Microsporidia là gì?

Nếu bạn là người nuôi tôm và chưa đọc bài báo cáo trên Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản châu Á-Thái Bình Dương (NACA) nói về Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) – bệnh do một loài ký sinh trùng microsporidia gây ra, tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này trước khi đọc tin […]

Nếu bạn là người nuôi tôm và chưa đọc bài báo cáo trên Mạng lưới các Trung tâm Nuôi trồng Thủy sản châu Á-Thái Bình Dương (NACA) nói về Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) – bệnh do một loài ký sinh trùng microsporidia gây ra, tôi khuyên bạn nên đọc bài viết này trước khi đọc tin sau ( https://bioaqua.vn/thai-lan-mexico-keu-goi-khan-cap-kiem-soat-lay-lan-ky-sinh-trung-microsporidia/). Một nhà quản lý trang trại nuôi tôm nói với tôi là EHP có thể trở nên tàn khốc hơn hội chứng tôm chết sớm (EMS)! Sự phục hồi chậm của ngành nuôi tôm công nghiệp Thái Lan do EMS có thể có liên quan đến sự có mặt của EHP.

Theo Wikipedia, microsporidia tạo thành một ngành ký sinh trùng đơn bào hình thành bào tử. Chúng đã từng được cho là nguyên sinh vật, nhưng hiện nay được biết đến là nấm. Gần khoảng 1.500 trong số có thể hơn một triệu loài microsporidia đã được đặt tên. Chúng bị giới hạn theo vật chủ và tất cả các nhóm động vật chính chứa microsporidia. Đa phần lây nhiễm côn trùng, nhưng chúng cũng gây ra các bệnh thông thường của động vật giáp xác và cá.

Microsporidia thiếu cấu trúc di động, chẳng hạn như tiên mao/roi và sản sinh bào tử kháng mạnh có khả năng sống sót bên ngoài vật chủ của chúng đến vài năm. Hình thái học bào tử có ích cho việc phân biệt giữa các loài khác nhau. Bào tử của hầu hết các loài ký sinh trùng là hình bầu dục hoặc hình dạng giống như ngọn lửa hoặc quả lê, tuy nhiên bào tử hình que hoặc hình cầu không phải là lạ.

EHP

Enterocytozoon hepatopenaei trên tế bào biểu mô ống lượn của tôm sú nhiễm bệnh. (A) Mẫu nhuộm H&E của mô gan tụy cho thấy có nhiều bào tử của EHP (mũi tên). (B) Mẫu tươi của bào tử EHP. (C và D) Phần mô gan tụy cho thấy tính ưa acid và các thể vùi trong tế bào chất của tế bào biểu mô ống lượn (mũi tên). (E) Bào tử ở giai đoạn sớm (a) và giai đoạn trưởng thành (b). (Source: Somjintana Tourtip et al., 2009).

EHP TEM

EHP quan sát dưới kính hiển vi điện tử truyền qua (TEM). (A) Bào tử giai đoạn sớm được bao phủ bởi một màng plasmodial (mũi tên). (B) Bào tử chưa trưởng thành cho thấy những đĩa neo (AD), các sợi cực (PF) và polaroplast (PO) bao gồm phần màng (lamellar) của nó (LPO). (C) Mặt cắt ngang của một bào tử trưởng thành dưới đĩa neo cho thấy một mặt cắt ngang của sợi cực (PF) được bao quanh bởi các phần lamellar của polaroplast (LPO) và một phần theo chiều dọc của sợi cực ngoài polaroplast. (D) Bào tử trưởng thành cho thấy một phần của phần cuộn của dây cực. (E) Màng sinh chất của ký sinh trùng bị dầy lên cho thấy các cấu trúc phế nang ở mặt phân giới với tế bào chất của vật chủ (mũi tên). (F) Giai đoạn hình thành bào tử nang của ký sinh trùng cuối cho thấy các tiền mầm bào tử tụ hợp, sợi cực và chóp dầy (mũi tên). (Source: Somjintana Tourtip et al., 2009).

BioAqua.vn

Nguồn: 1. Wikipedia.  Microsporidia.  Website visit on November 28, 2014.  2. Bob Rosenberry, Shrimp News International, November 29, 2014. – Aquanetviet – Somjintana Tourtip et al., 2009

Bài viết liên quan:

  • EMS – Hội chứng tôm chết sớm đang làm thay đổi cách nuôi trồngEMS – Hội chứng tôm chết sớm đang làm thay đổi cách nuôi trồng
  • Real-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPNDReal-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPND
  • 4 lý do tại sao xuất khẩu tôm của Ấn Độ đang bùng nổ   4 lý do tại sao xuất khẩu tôm của Ấn Độ đang bùng nổ
  • Thái Lan (Mexico) kêu gọi khẩn cấp kiểm soát lây lan ký sinh trùng MicrosporidiaThái Lan (Mexico) kêu gọi khẩn cấp kiểm soát lây lan ký sinh trùng Microsporidia
  • Chuỗi Hội nghị Bàn tròn Nuôi trồng Thủy sản tập trung chuyên đề bệnh EMS trên tômChuỗi Hội nghị Bàn tròn Nuôi trồng Thủy sản tập trung chuyên đề bệnh EMS trên tôm
  • Có phải quy trình thực hành nuôi tôm hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho EMS?  Cần quản lý vi khuẩn đúng cách sau khi tẩy trùngCó phải quy trình thực hành nuôi tôm hiện nay tạo điều kiện thuận lợi cho EMS? Cần quản lý vi khuẩn đúng cách sau khi tẩy trùng
  • Một số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trịMột số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trị