Probiotic đã và đang được sử dụng rộng rãi cho nhiều loài thủy sản nuôi. Việc sử dụng các loại probiotic thích hợp đã giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn…….
Tạp chí chuyên đề Khoa học Đời sống 2009 – Quyển 19 – Số 6
Ngày nhận: 25/3/2009 – Ngày công nhận: 2/6/2009
Khoa Khoa học Dược phẩm, Đại học Inje, Gyeongnam, Hàn Quốc
Sebo Susan, Tongyuong, Gyeongnam, Hàn Quốc
Phòng Thủy sản và Hàng hải, Tongyoung, Gyeongnam, Hàn Quốc
Khoa Dược, Đại học Kyungsung, Busan, 608-736, Hàn Quốc
Probiotic đã và đang được sử dụng rộng rãi cho nhiều loài thủy sản nuôi. Việc sử dụng các loại probiotic thích hợp đã giúp cải thiện cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, nhờ thế tăng cường hấp thu dinh dưỡng và giảm các vấn đề mầm bệnh/vi khuẩn có hại ở đường ruột – dạ dày.
Năm 1933, Tiến sĩ Terakado đã phân lập nhiều loài vi khuẩn hình thành nội bào tử hình roi từ không khí, ít nhất 4 loại trong số đó được dùng làm sản phẩm thương phẩm hỗn hợp dòng ‘Bispan’, từ đó được sử dụng để điều trị dài hạn rối loạn đường ruột cho người và động vật. Các dòng ‘Bispan’ được mô tả trong dược điển Nhật Bản là bacilli phân giải tinh bột. Bacillus polyfermenticus KJS-2 được phân lập từ các dòng ‘Bispan’ và sử dụng trong nghiên cứu này.
Bột đông khô đậu nành lên men với dòng vi khuẩn Bacillus polyfermenticus KJS-2 (BP2FS) được trộn vào cỏ khô thương phẩm Futra Larvae (Alleraqua, Đan Mạch) dùng cho nuôi cá vẹt Nhật Bản (Oplegnathus fasciatus) đã cho thấy tác dụng kháng khuẩn phổ rộng, có khả năng kháng lại 8 loại vi khuẩn gây bệnh Gram âm và Gram dương.
Tác dụng kháng khuẩn của BP2FS và FS bằng phương pháp spot-on-lawn (khuyếch tán trên bề mặt thạch)
Tất cả các vi sinh vật sử dụng trong thực nghiệm này đều lấy từ Bộ sưu tập chủng chuẩn của Mỹ (ATCC), Trung tâm nuôi cấy vi sinh vật Hàn Quốc (KCCM) hoặc Bộ sưu tập chủng chuẩn của Hàn Quốc (KCTC).
Thực nghiệm nuôi cá vẹt Nhật Bản, được chia làm 2 nhóm riêng biệt (10.000 con/nhóm). Một nhóm cá vẹt Nhật Bản (UFD) được cho ăn cỏ khô thương phẩm, trong khi nhóm khác (FD) được cho ăn cùng loại thức ăn này nhưng bổ sung thêm BP2FS (6 x 104 cfu/g cỏ khô) hàng ngày 2 lần trong vòng 120 ngày. Trọng lượng trung bình của cá vẹt Nhật Bản giống khoảng 5 gr/con được mua từ Sebo Susan (Tongyoung, Hàn Quốc).
Trước khi thực nghiệm cho ăn, mỗi nhóm được thả vào lồng kín ở biển và cho ăn cỏ khô thương phẩm trong 1 tuần để thích nghi. Khối lượng thức ăn được duy trì ở mức 6% trọng lượng cơ thể. Hai nhóm được cho ăn ngày 2 lần trong 16 tuần từ 16/7/2007 đến 20/10/2007. Nhóm FD theo đó cho ăn theo trọng lượng khoảng 0,6% cỏ khô, tương đương 6 x 104 cfu/g cỏ khô. Tỉ lệ sống và tốc độ tăng trưởng được xác định 10 ngày/lần trong 120 ngày. Tỉ lệ chết được quan sát 2 lần/ngày trong 16 tuần. Nhiệt độ nước trong khoảng từ 180C lúc đầu và 270C vào cuối thực nghiệm do sự thay đổi thất thường tự nhiên của nhiệt độ nước biển.
(A) Trọng lượng trung bình, (B) Tỉ lệ sống, (C) Tỉ lệ chết dồn lại của cá vẹt Nhật Bản trong 120 ngày nuôi
Kết quả thực nghiệm cho thấy trọng lượng trung bình của nhóm FD (67,29 ± 12,62 g) cao hơn nhóm UFD (56,56 ± 8,21 g) sau 120 ngày. Tỉ lệ sống có sự cách biệt rõ rệt giữa nhóm FD là 80% so với nhóm UFD là 40%. Tỉ lệ chết dồn lại của nhóm FD và UFD tương ứng là 18,95% và 60,98%. Bacillus polyfermenticus KJS-2 được phân lập từ đường ruột của nhóm FD và số lượng các quần thể vi khuẩn ước lượng khoảng 1,04 x 104 cfu/g. Iridovirus và Vibrio vulnificus được phát hiện trong các cơ quan của nhóm UFD nhưng không thấy ở nhóm FD. Tất cả cá nhiễm bệnh đã cho thấy triệu chứng lâm sàng tiêu biểu là xuất huyết ở vây và đuôi cá. Giải phẫu các cơ quan nội tạng bị nhiễm bệnh đều thấy sung huyết ở gan và lách phình to, đó là các triệu chứng điển hình do Iridovirus gây ra. Các kết quả này cho thấy rõ ràng BP2FS rất có ích trong việc ngăn ngừa cá vẹt Nhật Bản khỏi nhiễm virút Iridovirus.
Nhìn chung, nhóm FD rõ ràng khỏe hơn và hoạt động tốt hơn nhóm UFD. Bacillus polyfermenticus KJS-2 sản sinh enzyme tiêu hóa ( men tiêu hóa ), đó có thể là lý do chính giúp cá vẹt tăng trọng. Tóm lại, việc bổ sung Bacillus polyfermenticus KJS-2 vào thức ăn hàng ngày đã cải thiện tăng trọng, tốc độ phát triển, sức đề kháng bệnh, thời gian sống và hệ số chuyển đổi thức ăn cho cá vẹt Nhật Bản. Bacillus polyfermenticus KJS-2 làm giảm tỷ lệ chết của cá vẹt bị nhiễm Iridovirus và vi khuẩn gây bệnh, nhờ đặc điểm bám dính cao của Bacillus polyfermenticus KJS-2 vào thành ruột và ái lực đặc hiệu mannose, nhờ đó hiệu quả trong việc kiểm soát virút và vi khuẩn gây bệnh trong môi trường nuôi.
Thực hiện phương pháp khuyếch đại ADN sử dụng phản ứng chuỗi polymerase (PCR) để xác định sự lây nhiễm virút Iridovirus ở cá vẹt Nhật Bản.
Dựa trên nghiên cứu thực nghiệm cơ bản đầu tiên này, Công ty ZAMIRA LIFE SCIENCE (Úc) và Công ty CTCBIO (Hàn Quốc) đã cùng hợp tác phát triển sản phẩm men tiêu hóa thương phẩm Marine LABS sử dụng đơn dòng probiotic độc đáo Bacillus polyfermenticus KJS-2 này cho các ứng dụng hữu ích trong nuôi trồng thủy sản.
Trộn Marine LABS (men tiêu hóa) với thức ăn hàng ngày sẽ duy trì cân bằng hệ tiêu hóa, bảo vệ và phòng ngừa bệnh cho tôm / cá theo cách hoàn toàn tự nhiên và an toàn.
Phòng Nghiên cứu và Huấn luyện – CÔNG TY CP CTCBIO VIỆT NAM
Lược dịch từ tạp chí Khoa học Đời sống ©JLS /ISSN 1225 – 9918
Bài viết liên quan:
Nhấp vào đây để đăng đánh giá của bạn.