Châu Á: Nghiên cứu và Điểm báo về bệnh tôm

Tóm tắt: Điểm báo này tóm tắt thông tin gần đây về các bệnh mới và bệnh mới nổi của tôm nuôi ở châu Á, và thảo luận về những sai sót trong an toàn sinh học đã dẫn đến cuộc khủng hoảng sản xuất/nuôi tôm hiện nay. Tất cả các bên liên quan trong ngành công nghiệp này phải nhận thức được tình trạng này và sự cần thiết cho nỗ lực hợp tác khu vực và toàn cầu nhằm ngăn chặn cuộc khủng hoảng này và phòng ngừa sự phát triển trong tương lai các vấn đề khác.

Ở châu Á, một số bệnh tôm mới hoặc mới nổi, trong đó có bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND), vi bào tử trùng microsporidiosis gan tụy (HPM), ký sinh trùng gan tụy haplosporidiosis (HPH), vi nhung mao bị biến đổi tụ lại (ATM) và bệnh tôm chết ngầm (CMD).

Ngoài những bệnh này, bệnh đốm trắng (WSD), bệnh đầu vàng (YHD) và bệnh hoại tử cơ/đục cơ (IMN) tiếp tục là các mối đe dọa nghiêm trọng nhất của virút đến người nuôi tôm trong khu vực.

Các bệnh khác như hội chứng tăng trưởng chậm ở tôm sú Penaeus monodon (MSGS), bệnh trắng đuôi (WTD) và bệnh biến dạng đốt bụng (ASDD) ít có quan tâm. Ngược lại, virút hội chứng Taura (TSV) và bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV) đã trở nên vô hại nhờ sử dụng rộng rãi các đàn giống tôm sú/thẻ sạch bệnh (SPF) chiếm đại đa phần trong nuôi tôm. Tương tự như vậy, các bệnh gây ra bởi baculovirus monodon (MBV) và parvovirus hepatopancreatic (HPV) xuất hiện không ảnh hưởng đến tôm thẻ P. vannamei.

Sự lây lan bệnh đã được thúc đẩy do việc sử dụng thức ăn giống sống hoặc tươi như giun nhiều tơ và sò. Ngoài ra, tình trạng thiếu tôm bố mẹ sạch bệnh (SPF) nhập khẩu khiến cho một số doanh nghiệp sử dụng postlarvae (PL) của đàn nhập khẩu sạch bệnh (SPF) để sản xuất tôm bố mẹ thế hệ thứ hai trong các ao nuôi tôm ngoài trời. Chúng đã bị nhiễm bệnh và sau đó được sử dụng để sản xuất tôm giống cho ao nuôi. Những cách thực hành này đã làm cho toàn bộ ngành tôm dễ bị lây lan nhanh chóng các bệnh mới và mới nổi lên, kết quả dẫn đến cuộc khủng hoảng hiện nay trong nuôi tôm châu Á. Tình hình đã trầm trọng thêm kể từ năm 2009 do tập trung gần như toàn bộ vào AHPND, đó chỉ là một phần nguyên nhân của bệnh được phổ biến gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS).

Mục đích của điểm báo này là để tóm tắt tiến độ nghiên cứu về vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy AHPND và cũng để khuyến khích mở rộng tập trung đến các mầm bệnh khác gây ra thiệt hại cho nuôi tôm. Tầm quan trọng của các bệnh này và tác động của chúng đến tương lai của ngành nuôi tôm cũng được thảo luận.

BioAqua.vn

Nguồn: Source: Aquaculture.  Review of Current Disease Threats for Cultivated Penaeid Shrimp in Asia.  Siripong Thitamadee, Anuphap Prachumwat, Jiraporn Srisala, Pattana Jaroenlak, Paul Vinu Salachan Kallaya Sritunyalucksana, Timothy W. Flegel and Ornchuma Itsathitphaisarn (email ornchuma.its@mahidol.ac.th, Center of Excellence for Shrimp Molecular Biology and Biotechnology, Faculty of Science, Mahidol University, Rama VI Road, Bangkok 10400, Thailand).  Scheduled for publication in the February 16, 2016, issue of Aquaculture (Volume 452, Pages 69–87).