Chỗ ẩn náu của ký sinh trùng: Trùng loa kèn

Không nên ngạc nhiên nếu bắt gặp ký sinh trùng khi kiểm tra sức khỏe của cá, và quan trọng là phải nhớ rằng sự có mặt của chúng không có nghĩa là cá bị bệnh hoặc cần được chữa trị. Một cộng đồng Apiosoma –  cộng sinh sống bên ngoài bắt buộc Chỉ nghĩ đến nhiễm […]

Không nên ngạc nhiên nếu bắt gặp ký sinh trùng khi kiểm tra sức khỏe của cá, và quan trọng là phải nhớ rằng sự có mặt của chúng không có nghĩa là cá bị bệnh hoặc cần được chữa trị.

1

Một cộng đồng Apiosoma –  cộng sinh sống bên ngoài bắt buộc

Chỉ nghĩ đến nhiễm ký sinh trùng đã khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và chắc chắn đây không phải là chủ đề trao đổi trên bàn ăn. Dù vậy, may mắn là hầu hết mọi người không biết rằng họ đang chứa nhiều ổ ký sinh trùng. Lấy ví dụ, khoảng 1/3 người dưới 20 tuổi, một nửa người trưởng thành, và 2/3 người già có mang ký sinh trùng tí hon Demodex, thường được biết đến như ký sinh trùng lông mi, sống trong nang lông và tuyến bã nhờn của chúng ta. Ký sinh trùng phổ biến hơn nhiều người nghĩ.

Trên thực tế, một cơ thể sống mà không mang một vài ký sinh trùng hoặc một số loài ký sinh trùng thì được xem là rất hiếm. Do đó, không nên ngạc nhiên nếu bắt gặp ký sinh trùng khi kiểm tra sức khỏe cá, và quan trọng là phải nhớ rằng sự có mặt của chúng không có nghĩa là cá bị bệnh hoặc cần được chữa trị. Khi bắt gặp ký sinh trùng, bắt buộc phải định danh đúng cách và có sự hiểu biết về vòng đời của chúng trước khi có cách xử lý đúng đắn.

Hãy xem xét kỹ hơn một số trùng rất nhỏ, có lông và ký sinh trên cá, dù rằng chúng thường không được chú ý lắm – trùng loa kèn hoặc trùng lông không di động. Trùng loa kèn thường có một vòng lông tơ bắt nguồn từ vị trí trung tâm khoang miệng và kéo dài theo hướng ngược chiều kim đồng hồ xung quanh phần cuối hình tròn hoặc hình chuông của trùng. Vòng lông này dùng để bắt và chuyển vật chất hữu cơ tới xoang miệng, nơi có không bào co bóp ở giữa.

Tuy nhiên, phân lớp ký sinh trùng này rất đa dạng và chúng có thể có tính di động cao, ký sinh bắt buộc trên các sinh vật thủy sinh (tức là trùng cần có ký chủ để hoàn tất vòng đời, ví dụ như Trichodina), sống bám không di chuyển, cộng sinh bắt buộc (ví dụ như Apiosoma, Epistylis, dùng cuống để gắn vào giá thể thích hợp và sống đơn lẻ hoặc hình thành tập đoàn), hoặc cộng sinh tùy ý (tức là có hoạt động ký sinh nhưng không phụ thuộc vào vật chủ để hoàn tất vòng đời, ví dụ như Tetrahymena, Zoothamnium, v.v…).

trungloaken1

Một tập đoàn Zoothamnium phát triển dày đặc trên cua biển

Trùng loa kèn Apiosoma (trước đây là Glossatella) và Ambiphyra tự bám vào da hoặc mang của vật chủ cá hoặc bò sát. Apiosoma thường có hình chuông (nguyên văn: hình thùng rượu) (30 × 50 μm) và có lông ở phía miệng chuông (Hình 1b), có nhân lớn hình tròn, thường sống đơn lẻ hơn là tạo tập đoàn. Ambiphyra spp. cũng có hình loa kèn nhưng có vòng lông rung ở giữa thân. Cả hai loài trên đều không có cuống nhưng duy trì một lực bám bề mặt trên vật chủ nhờ vào một chùm lông nhỏ – một dạng cơ quan bám biến đổi. Hai loại ký sinh trùng sinh sản bằng các tự nhân đôi để tạo ra những cá thể có lông, di động nẩy chồi để có thể bám vào ký chủ mới. Chúng không lấy thức ăn từ vật chủ mà từ vật chất hữu cơ lơ lửng trong nước. Cả hai thường được xem là những loài cộng sinh vô hại, tuy nhiên, với số lượng lớn có thể gây viêm, tăng tiết nhớt, tăng sinh, hoại tử và cuối cùng là lở loét trên da và hủy hoại mô mang. Chất lượng nước kém, ví dụ như khi có nhiều vật chất hữu cơ, cho phép số lượng ký sinh trùng gia tăng nhanh chóng và gây hại.

Khác với hai loài trên, EpistylisZoothamnium sống thành tập đoàn. Epistylis là ký sinh bắt buộc trong khi Zoothamnium chủ yếu sống tự do gần với giá thể và là ký sinh cơ hội. Cả hai loài bám bằng cuống (có thể dài hơn 1 mm), Zoothamnium có cuống co rút được trong khi cuống của Epistylis thì không co rút. Một khi đã bám vào vật chủ, một trùng sẽ phân chia và phát tán để tạo những tập đoàn lớn. Khi hiện diện theo tập đoàn lớn, những khu vực trùng bám có thể bị thương tổn dẫn đến sưng, hoại tử và cuối là lở loét – thường được biết đến với tên gọi “bệnh đốm đỏ”. Những vùng thương tổn sẽ dễ bị tấn công bởi mầm bệnh thứ cấp.

f1

Tuy nhiên, khi phát hiện trên cơ thể cá của bạn có một số lượng lớn trùng loa kèn thì không có nghĩa là cá bị bệnh và cần được chữa trị. Thay vào đó, việc cần làm đầu tiên là cải thiện chất lượng nước, giảm lượng vật chất hữu cơ và sau khi đánh giá vật chủ thì sẽ quyết định xem có nên chữa trị hoặc chờ một thời gian để xem số lượng trùng có giảm đi hay không.

Trịnh Quốc Trọng – Fish Vet Group

Để biết thêm chi tiết vui lòng gửi email cho Andy Shinn tại địa chỉ andy.shinn@fishvetgroup.com hoặc ghé thăm FVG website tại: http://fishvetgroup.com/

Bài viết liên quan:

  • Xác định phạm vi các biến số chất lượng nước hiển thị quá trình phức tạp và thách thứcXác định phạm vi các biến số chất lượng nước hiển thị quá trình phức tạp và thách thức
  • Phòng bệnh vi bào tử trùng trên tômPhòng bệnh vi bào tử trùng trên tôm
  • Quản lý hệ vi khuẩn trong nuôi tômQuản lý hệ vi khuẩn trong nuôi tôm
  • Trung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nướcTrung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nước
  • Probiotic trong nuôi trồng thủy sảnProbiotic trong nuôi trồng thủy sản
  • Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản – Phần 1Ứng dụng chế phẩm sinh học trong nuôi trồng thủy sản – Phần 1
  • Quản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm giai đoạn chuyển mùaQuản lý môi trường ao nuôi và sức khỏe tôm giai đoạn chuyển mùa