Có phải đã đến lúc cần xem xét lại các yêu cầu về chứng nhận trang trại nuôi tôm? – Phần 2

Sử dụng cá hoang dã Thức ăn tôm thường chứa lượng bột cá từ 15 đến 20%. Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất để đạt được tỷ lệ cá giữa đầu vào – đầu ra bằng hoặc ít hơn 1,0. Bởi vì nuôi tôm tiêu thụ một lượng lớn bột cá, […]

Sử dụng cá hoang dã

Thức ăn tôm thường chứa lượng bột cá từ 15 đến 20%. Điều này gây khó khăn cho các nhà sản xuất để đạt được tỷ lệ cá giữa đầu vào – đầu ra bằng hoặc ít hơn 1,0. Bởi vì nuôi tôm tiêu thụ một lượng lớn bột cá, chiếm khoảng 27% trong tổng lượng sử dụng cho nuôi trồng thủy sản năm 2006 (Tacon và Metain 2008) – do vậy giảm sử dụng bột cá trở nên mối quan tâm lớn trong việc cấp chứng nhận.

Một vấn đề nan giải lớn tồn tại liên quan đến lượng bột cá thực sự cần thiết trong thức ăn tôm. Một số nghiên cứu trong một thập kỷ qua đã chứng minh bột cá có thể được thay thế hoàn toàn trong thức ăn nuôi tôm mà không làm giảm hệ số chuyển đổi thức ăn (FCR) và sản lượng. Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, nghiên cứu này đã cơ bản bị bỏ qua bởi các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi và nông dân. Do đó cần một nỗ lực để xác định xem liệu thức ăn nuôi tôm không chứa bột cá có tương đương với thức ăn có bột cá hay không. Nếu thế thì dường như đây là phận sự của các chương trình chứng nhận nuôi tôm đòi hỏi thức ăn không có bột cá hoặc ít nhất ở một tỷ lệ bột cá thấp hơn nhiều so với hiện nay được tìm thấy trong hầu hết các thức ăn tôm.

Sử dụng năng lượng

Năng lượng được sử dụng trực tiếp để bơm nước, sục khí ao, thu hoạch tôm và cho một số mục đích khác tại trang trại nuôi tôm cũng như trong hầu hết các loại nuôi trồng thủy sản. Năng lượng cũng được tính vào tài nguyên sử dụng trong nuôi trồng thủy sản đầu vào, đặc biệt là trong thức ăn. Một nhu cầu cấp thiết để bảo tồn năng lượng do bởi nguồn cung hạn chế của nhiên liệu hóa thạch, cũng là nguồn năng lượng chính trong mục tiêu nỗ lực của con người, trong đó có nuôi tôm. Ngoài ra, sử dụng nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân chính làm tăng nồng độ cacbon dioxide trong khí quyển. Bất chấp với những thực tế này, chúng tôi tin là cần có một mô hình mới liên quan đến các nguồn năng lượng toàn cầu (Boyd and McNevin 2015a), và trong lúc này, có thể chấp nhận việc mua bán năng lượng nhiều hơn sử dụng cho sản xuất nuôi tôm hiệu quả hơn và ít gây suy thoái môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của sản phẩm này. Tất nhiên, nên yêu cầu các trang trại nuôi tôm bảo tồn năng lượng, nhưng chúng tôi không thấy có cách nào có thể đáp ứng được nhu cầu tôm dự kiến trong tương lai bằng một cách làm có trách nhiệm mà không cần sử dụng nhiều năng lượng. Tôm là một mặt hàng thực phẩm không thiết yếu và có vẻ hợp lý khi hạn chế tiêu thụ tôm. Tuy nhiên, không có tiền lệ nào trong việc điều tiết tiêu thụ thực phẩm hoặc các sản phẩm nông nghiệp khác, trừ khi chúng gây ra các rủi ro cho sức khỏe hoặc xã hội mà đa số dân chúng coi là cực kỳ nghiêm trọng.

Kết luận

Việc cấp chứng nhận có thể đưa đến hiệu quả cao hơn trong việc sử dụng hầu hết các nguồn tài nguyên cần thiết cho nuôi tôm, cũng có thể làm giảm tác động môi trường tiêu cực ở cấp độ trang trại. Tuy nhiên, trừ khi phần lớn hoạt động nuôi tôm trong một khu vực có được chứng nhận, còn không thì các tác động của các trang trại khác có thể che dấu những lợi ích của chứng nhận. Ở một số vùng, việc cấp chứng nhận cho tất cả các trang trại nuôi tôm sẽ không dẫn đến sự thay đổi môi trường tích cực do bởi các tác động tiêu cực của các hoạt động khác. Những cải thiện chính về chất lượng môi trường ở một số vùng nuôi tôm đòi hỏi phải có các thay đổi mạnh mẽ trong quy định của chính phủ và việc thực thi mọi hoạt động ở các vùng ven biển. Tuy nhiên, việc cấp chứng nhận có thể làm cho các trang trại sử dụng tài nguyên có hiệu quả hơn và có trách nhiệm với môi trường. Việc làm này cũng có thể phục vụ để chứng minh cho lợi ích của việc thực hành tốt hơn.

Việc cấp chứng nhận đòi hỏi nhà sản xuất/người nuôi tiến hành các đánh giá khác nhau, phát triển các kế hoạch quản lý, thực hiện chương trình chứng nhận, giám sát chất thải và hợp đồng với một công ty kiểm toán được công nhận để xác minh việc tuân thủ ban đầu và liên tục. Mọi khía cạnh của quy trình thủ tục phức tạp và đắt tiền này có thể là mong muốn trong những năm đầu của việc cấp chứng nhận, tuy nhiên chúng tôi đề xuất là các yêu cầu và tiêu chuẩn của các chương trình cấp giấy chứng nhận phải được tiếp tục xem xét và sửa đổi có cân nhắc đến những khám phá, những kinh nghiệm và công nghệ mới.

Các bên có liên quan đến các yêu cầu về cấp chứng nhận hy vọng hiểu được mục đích của các chương trình này là nhằm giảm bớt tác động tiêu cực đến môi trường. Việc làm này được hoàn thiện bằng cách thực hành và giám sát tốt để chứng minh trang trại vận hành có phù hợp với các tiêu chuẩn này hay là không. Vì vậy, các tiêu chuẩn không phải là yêu cầu hiển thị các kế hoạch bằng văn bản có liên quan đến các chỉ số quan trọng, mà phải là chứng minh trang trại vận hành có phù hợp với các tiêu chuẩn có thể kiểm chứng được liên quan đến mỗi chỉ số hay là không. Ví dụ, sự chuẩn bị một kế hoạch quản lý thức ăn thỏa đáng đã lưu tại một chỗ dễ tiếp cận không phải là một tiêu chuẩn cho dù chỗ đó đẹp đẽ và thuận tiện. Tiêu chuẩn phải là trang trại vận hành phù hợp với kế hoạch quản lý thức ăn tốt đạt FCR bằng hoặc nhỏ hơn tiêu chuẩn của chương trình chứng nhận đối với chỉ số FCR. Logic này cũng nên áp dụng cho tất cả các kế hoạch quản lý như vậy.

Trong một chuyến thăm gần đây đến một trang trại nuôi tôm có chứng nhận, chúng tôi đã được yêu cầu kiểm tra, nhận và đeo thẻ của khách tham quan, điền thông tin cá nhân, trả lời các câu hỏi về lần tiếp xúc gần đây với vật nuôi hay tôm nuôi và tình trạng sức khỏe của chúng tôi. Các tòa nhà đều được đánh số và ngăn nắp sạch sẽ. Nền nhà cũng gọn gàng và tất cả mọi thứ đều ngăn nắp. Chúng tôi được dẫn vào một phòng họp là nơi sắp xếp các đánh giá và kế hoạch quản lý. Tuy nhiên, trong các cuộc thảo luận với quản lý trang trại thì rõ ràng ngay lập tức thấy phản ứng của họ với những câu hỏi của chúng tôi là họ không biết bất cứ điều gì khác ngoài các khía cạnh tính toán của việc cấp chứng nhận đã đạt được. Họ không có ý tưởng làm thế nào để giảm thiểu các tác động tiêu cực.

Các khía cạnh tính toán của các chương trình chứng nhận thật dễ dàng, vừa tẻ nhạt và tốn thời gian. Những khía cạnh này nên được giảm thiểu và nhấn mạnh vào cải thiện các hoạt động có tác động đến môi trường. Chúng ta biết rằng tuyên bố này có vẻ không cần thiết, nhưng mọi việc liên quan đến cấp chứng nhận nên lưu ý đến mục đích của nỗ lực này và không nhầm lẫn biểu hiện bề ngoài với tính hiệu quả.

Chúng tôi tin đây là thời điểm để xem xét lại một cách nghiêm túc các yêu cầu và tiêu chuẩn để cấp chứng nhận cho trang trại nuôi tôm và sửa đổi các tiêu chuẩn này để tập trung vào các vấn đề quan trọng. Cấp chứng nhận cho trang trại tôm sẽ không mang lại các lợi ích tiềm năng trừ khi nó thực sự dẫn đến cải thiện môi trường và khi đa phần các trang trại nuôi tôm đều có chứng nhận. Đơn giản hóa các tiêu chuẩn nhấn mạnh vào những điểm tạo ra các cải tiến lớn sẽ làm giảm bớt chi phí chứng nhận và làm cho nó hấp dẫn hơn đối với những nhà sản xuất/người nuôi tôm.

BioAqua.vn

Nguồn: Claude E. Boyd, School of Fisheries, Aquaculture and Aquatic Sciences. Auburn University, Auburn, Alabama, 36849 USA. – Aaron A. McNevin, Director of Aquaculture World Wildlife Fund, Washington, D.C. 20037 USA – Aquaculture Magazine.

Bài viết liên quan:

  • Quản lý thức ăn: Yếu tố quan trọng cho vụ nuôi tôm thành côngQuản lý thức ăn: Yếu tố quan trọng cho vụ nuôi tôm thành công
  • Lựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôiLựa chọn và quản lý thức ăn cho tôm nuôi
  • Có phải đã đến lúc cần xem xét lại các yêu cầu về chứng nhận trang trại nuôi tôm? – Phần 1Có phải đã đến lúc cần xem xét lại các yêu cầu về chứng nhận trang trại nuôi tôm? – Phần 1
  • Các vấn đề lớn trong nuôi tôm ở Tamil Nadu, Ấn ĐộCác vấn đề lớn trong nuôi tôm ở Tamil Nadu, Ấn Độ
  • Sử dụng sàng ăn trong nuôi tôm: Ưu và nhược điểmSử dụng sàng ăn trong nuôi tôm: Ưu và nhược điểm
  • Công nghệ biofloc có thể phòng ngừa bệnh tômCông nghệ biofloc có thể phòng ngừa bệnh tôm
  • Viện Nghiên cứu Trung ương về Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ của Ấn Độ (CIBA) sản xuất thức ăn cho tômViện Nghiên cứu Trung ương về Nuôi trồng Thủy sản Nước lợ của Ấn Độ (CIBA) sản xuất thức ăn cho tôm