GAA triển khai chương trình hỗ trợ nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố việc triển khai chương trình iBAP, một chương trình được xây dựng để giúp những người nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tối ưu (BAP). Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được […]

Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) đã công bố việc triển khai chương trình iBAP, một chương trình được xây dựng để giúp những người nuôi trồng thủy sản đạt chứng nhận Thực hành nuôi trồng thủy sản tối ưu (BAP).

Khoảng 5% sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu được chứng nhận bởi bên thứ 3. Mục tiêu của GAA là thúc đẩy nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm để đáp ứng nhu cầu thực phẩm toàn cầu. iBAP sẽ giúp đưa ra các sáng kiến cho các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản cải thiện và đạt chứng nhận.

Theo GAA, chữ “I” trong chương trình là viết tắt cho từ “improver” (cải tiến). Mục đích của iBAP là khuyến khích các cơ sở đủ điều kiện đạt chứng nhận BAP tham gia vào chương trình và hỗ trợ trong việc áp dụng chứng nhận BAP.

“iBAP sẽ khuyến khích việc cải tiến bằng cách mở các cơ hội kinh doanh mới” Iain Shone, giám đốc phát triển tại GAA cho biết “Thông điệp là rất có ý nghĩa: Tham gia chương trình iBAP để sản phẩm của bạn có thể tiếp cận tới nhiều khách hàng hơn và hỗ trợ sự phát triển của nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm.”

Mặc dù iBAP chủ yếu tập trung vào các trại nuôi, nhưng chương trình vẫn mở cửa đối với các phần khác của chuỗi cung ứng nuôi trồng thủy sản, trong đó có trại sản xuất giống. Các cơ sở có thể nộp đơn trực tiếp hoặc thông qua các tổ chức đại diện như một nhà chế biến hoặc một khách hàng.

Vietfish – Seafoodsource

Bài viết liên quan:

  • Ngành tôm đang phục hồiNgành tôm đang phục hồi
  • 4 nguyên nhân lý giải nuôi trồng thủy sản có thể hỗ trợ an ninh lương thực toàn cầu4 nguyên nhân lý giải nuôi trồng thủy sản có thể hỗ trợ an ninh lương thực toàn cầu
  • Nuôi tôm Thái Lan bước vào giai đoạn hồi phụcNuôi tôm Thái Lan bước vào giai đoạn hồi phục
  • Ngành sản xuất thức ăn nuôi tôm của Ấn ĐộNgành sản xuất thức ăn nuôi tôm của Ấn Độ
  • Xuất khẩu thủy sản 2015: Không quá lạc quanXuất khẩu thủy sản 2015: Không quá lạc quan
  • Sản lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản toàn cầu đạt 41 triệu tấn trong năm 2014Sản lượng thức ăn nuôi trồng thủy sản toàn cầu đạt 41 triệu tấn trong năm 2014
  • Tóm tắt lịch sử nuôi tôm ở Việt Nam – Phần 1Tóm tắt lịch sử nuôi tôm ở Việt Nam – Phần 1