Kỹ thuật nuôi tôm – cá

Phương pháp nuôi tôm, cá và các loài sinh vật thủy sinh nói chung tương đối giống nhau. Các loài thủy sản thả trong ao nuôi thường được sản xuất tại các trại giống, nhưng đôi khi cũng được đánh bắt từ tự nhiên. Các loài tôm bố mẹ dùng cho các trại giống có […]

Phương pháp nuôi tôm, cá và các loài sinh vật thủy sinh nói chung tương đối giống nhau. Các loài thủy sản thả trong ao nuôi thường được sản xuất tại các trại giống, nhưng đôi khi cũng được đánh bắt từ tự nhiên. Các loài tôm bố mẹ dùng cho các trại giống có thể đưa về từ tự nhiên hoặc được sản xuất ngay tại các trang trại. Các trang trại đều cân nhắc và chọn mật độ thả nuôi các loài phù hợp với mục tiêu cuối cùng là đạt kích cỡ và năng suất (sinh khối) thu hoạch mong muốn.

Các ao nuôi có thể được rải vôi và bón phân để kích thích thực vật phù du phát triển làm nền hình thành chuỗi thức ăn. Tuy nhiên, việc đưa thức ăn công nghiệp vào ao nuôi ngày càng phổ biến để tăng cường sản xuất nhằm vượt lên năng suất có thể từ tự nhiên. Thức ăn thường được đưa vào ao một hoặc nhiều lần mỗi ngày. Các chất thải từ thức ăn làm cho thực vật phù du nở hoa dày đặc và gây suy giảm chất lượng nước. Có thể áp dụng thay nước để cải thiện chất lượng nước bằng cách rút bớt chất dinh dưỡng và chất hữu cơ từ các ao nuôi, đồng thời giúp tăng năng suất nuôi trồng. Sục khí cơ học có thể có hiệu quả hơn so với việc thay nước trong việc tăng năng suất. Đây cũng là phương pháp nuôi trồng có trách nhiệm bởi vì trong khi thay nước các chất dinh dưỡng và chất hữu cơ được lấy ra từ các ao nuôi có thể gây ô nhiễm ở các vùng khác khi tiếp nhận nguồn nước này.

Có thể sử dụng các chất tăng cường chất lượng nước khác nhau như là natri clorua (sodium chloride), natri nitrat (sodium nitrate), đồng sunfat, zeolite​, men vi sinh và các chế phẩm enzym. Các ao thông thường được rút cạn nước để thu hoạch tôm / cá. Đáy ao thường được phơi khô giữa các vụ, nền đáy cũng có thể được rải vôi và cày / ủi lại.

Một chuỗi thức ăn trong ao tôm

feed chain shrimp-VN

BioAqua lược dịch

Nguồn: Thực hành quản lý tốt nhất trong nuôi trồng thủy sản có trách nhiệm

Claude E. Boyd, Chhorn Lim, Julio Queiroz, Khalid Salie, Lorens de Wet & Aaron McNevin

Bài viết liên quan:

  • Thiết kế ao tiên tiến của dự án phát triển công nghệ sản xuất tôm sú cỡ lớn ở BruneiThiết kế ao tiên tiến của dự án phát triển công nghệ sản xuất tôm sú cỡ lớn ở Brunei
  • Sử dụng quạt nước trong nuôi tômSử dụng quạt nước trong nuôi tôm
  • Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quảSử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả
  • Độc tính của amoniac làm suy giảm sức khỏe và mức tăng trưởng của động vậtĐộc tính của amoniac làm suy giảm sức khỏe và mức tăng trưởng của động vật
  • Phòng trị bệnh phân trắngPhòng trị bệnh phân trắng
  • Chế phẩm sinh học (men vi sinh, men tiêu hóa) Chế phẩm sinh học (men vi sinh, men tiêu hóa)
  • Các quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi tôm – Phần IICác quy trình thực hành quản lý tốt trong nuôi tôm – Phần II

Nhấp vào đây để đăng đánh giá của bạn.


Trình nhận xét
12345
là một trường bắt buộc.


Powered by Klep Customer Reviews