Phơi khô đáy ao, rải vôi – Phần II. Hạn chế rải vôi sau khi xét nghiệm mẫu đất

Tóm tắt: Các tác giả tin rằng các giai đoạn phơi ao có khả năng tiêu diệt hầu hết sinh vật ở đáy ao, nên bón vôi toàn bộ đáy ao chỉ có tác dụng để trung hòa độ chua của đất và tăng pH để cho vi sinh vật đất phân hủy chất hữu […]

Tóm tắt: Các tác giả tin rằng các giai đoạn phơi ao có khả năng tiêu diệt hầu hết sinh vật ở đáy ao, nên bón vôi toàn bộ đáy ao chỉ có tác dụng để trung hòa độ chua của đất và tăng pH để cho vi sinh vật đất phân hủy chất hữu cơ. Sử dụng vôi tôi để khử trùng ở các chỗ đặc biệt ẩm ướt của đáy ao. Khi bón vôi, quan trọng là rải đều khắp trên đất ẩm – thường trong vòng hai ngày sau khi tháo nước ao để đảm bảo hòa tan.

pond dryout

Đất đáy của ao nuôi cần được lấy mẫu ở nhiều chỗ và trộn lại với nhau thành một mẫu để xét nghiệm. Cày xới đất có thể giúp đất khô nhanh hơn.

Vôi nông nghiệp được nghiền từ đá vôi thành các hạt mà kích cỡ hạt vôi từ các nhà cung cấp khác nhau có thể khác nhau đáng kể. Một nghiên cứu gần đây đã tiết lộ khi bón vào đất chua các lượng vôi bằng nhau thì kích cỡ hạt có tác động đáng kể dẫn đến thay đổi pH đất (Bảng 1).

Bảng 1. Ảnh hưởng kích cỡ hạt của vôi nông nghiệp đến hiệu quả trong việc giảm pH đất.

pond dryout table

Các cỡ hạt đủ lớn được sử dụng theo tiêu chuẩn sàng số 40 với lỗ sàng 0,85 mm của Mỹ không làm tăng pH đất đáng kể so với đất không có bón vôi. Hạt đủ nhỏ lọt qua cỡ sàng số 60 với lỗ sàng 0,25 mm có hiệu quả nhất trong việc tăng pH đất. Cỡ hạt dưới 0,25 mm không làm tăng pH đáng kể.

Vì vậy, các nhà quản lý ao nên cố gắng mua vôi nông nghiệp có kích cỡ tất cả các hạt gần như lọt qua sàng 0,25 mm. Vôi sống và vôi tôi thường là bột mịn và độ mịn của hạt thường không là vấn đề.

Vôi sống, vôi tôi

Vôi sống và vôi tôi ban đầu gây tăng pH đất như thể hiện trong Hình 1. Tuy nhiên, pH giảm nhanh chóng khi thành phần hydroxide trong vôi tôi phản ứng với carbon dioxide để tạo thành cacbonat – loại bazơ tương tự được tìm thấy trong vôi nông nghiệp. Chú ý rằng pH của đất ao được xử lý bằng vôi tôi tương tự như pH đất được xử lý bằng vôi nông nghiệp sau khoảng một tuần.

pond dryout figure 1

Hình 1. Thay đổi pH đất theo thời gian (theo ngày) do sử dụng các loại vôi.

Bởi vì vôi sống và vôi tôi làm tăng pH lên nhiều, nên chúng thường được sử dụng làm chất khử trùng đất. Người ta cho rằng bằng cách nâng pH, sinh vật không mong muốn trong đất – bao gồm cả các tác nhân gây bệnh – có thể bị tiêu diệt. Quan điểm này được củng cố nhờ số liệu thể hiện trong Hình 2.

pond dryout figure 2

Hình 2. Thay đổi trong hô hấp đất theo thời gian (theo ngày) do sử dụng các loại vôi.

Tốc độ hô hấp ở đất được xử lý bằng vôi tôi giảm xuống gần như bằng không. Nhưng trong vòng hai ngày sau khi xử lý, hô hấp đất đã cao gần như ao đối chứng. Sau bốn ngày, hô hấp ở đất được xử lý bằng vôi tôi tương tự như ở đất được xử lý bằng vôi nông nghiệp.

Điều này cho thấy cộng đồng vi khuẩn ở đất đáy ao có thể nhanh chóng phục hồi sau khi pH cao.

Tuy nhiên, hầu hết các sinh vật gây bệnh có thể bị tiêu diệt do pH cao và không chắc tái hình thành lại giống như sinh vật hoại sinh.

Một nghiên cứu khác cho thấy cần 1 lượng vôi tôi là 3.000 kg/ha và 4.500 kg/ha để tăng pH lên 10 và duy trì mức này trong một giờ tương ứng ở đất chua với pH 5,3 và đất phèn với pH 7,6. Để duy trì pH trên 10 ở các loại đất này trong một ngày cần 7.500 kg vôi/ha đối với đất axit và 4.500 kg vôi/ha đối với đất phèn.

Quản lý pH trên 10

Mức sử dụng cần thiết để tăng pH đất trên 10 cao hơn nhiều so với mức nông dân có khuynh hướng sử dụng. Hơn nữa, bằng chứng cho rằng bón vôi có hiệu quả cao như một chất khử trùng đất ao là không rõ ràng.

Các tác giả tin rằng phơi khô ao có khả năng tiêu diệt hầu hết các sinh vật ở đáy ao, nên bón vôi toàn bộ đáy ao chỉ để trung hòa độ chua của đất và nâng pH lên phạm vi tối ưu cho quá trình phân hủy chất hữu cơ bởi vi sinh vật đất. Sử dụng vôi tôi để khử trùng có lẽ nên chỉ rải ở các chỗ đáy ao không thể phơi khô. Về mặt kinh tế, có thể dùng lượng vôi 500-750g/m2 hoặc nhiều hơn ở các chỗ ẩm ướt để nâng pH lên rất cao và nhằm khử trùng đảm bảo hơn.

Rải đều

Khi sử dụng các loại vôi cho ao, điều quan trọng là rải đều khắp toàn bộ đáy hoặc các chỗ ẩm ướt chọn để xử lý. Nếu đất đã khô hoàn toàn khi bón vôi thì vôi sẽ không phản ứng với đất chua hoặc hòa tan để tăng pH đất. Nên sử dụng vôi trong vòng hai ngày sau khi ao được tháo cạn nước để đảm bảo hòa tan. Khi đất được cày xới, vôi sẽ kết hợp vào chất đất.

Các khuyến nghị

Các cách thực hành sau đây được khuyến nghị để cho việc phơi đáy ao và bón vôi đạt hiệu quả:

– Càng sớm càng tốt sau khi tháo cạn ao, lấy một mẫu đất hỗn hợp bằng cách trộn các mẫu đất lấy từ lớp đất phía trên dày 5 cm từ 8 đến 12 chỗ. Phơi khô và tán nghiền mẫu đất hỗn hợp này để đo pH.

– Loại bỏ trầm tích đáy từ các chỗ quá sâu để phơi khô đúng cách.

– Nếu đất có tính axit, rải đều vôi trên toàn bộ đáy khi đất vẫn còn ẩm.

– Cày xới đất, đặc biệt là đất không dễ khô.

– Nếu có những chỗ ẩm ướt không khô được nên sử dụng lượng lớn vôi sống hoặc vôi tôi.

– Phơi khô đáy ao trong 2-3 tuần.

BioAqua.vn

Nguồn: Tiến sĩ Li Li, Trường Thủy sản và Khoa học Đời sống, Đại học Hải Dương Thượng Hải, Thượng Hải, Trung Quốc; Julio F. Queiroz, Thư viện Môi trường Embrapa, São Paulo, Brazil; Tiến sĩ Claude E. Boyd, Trường Thủy sản, Nuôi trồng Thủy sản và Khoa học Thủy sản, Đại học Auburn, Alabama 36849, Hoa Kỳ. – Theo Advocate Global Aquaculture – Tháng 3-4/2015.

Bài viết liên quan:

  • Phơi khô đáy ao, rải vôi – Phần I. Quá trình khử trùng trong các ao nuôi tôm bán thâm canhPhơi khô đáy ao, rải vôi – Phần I. Quá trình khử trùng trong các ao nuôi tôm bán thâm canh
  • Nghiên cứu: Sử dụng calcium oxide (CaO) – vôi sống, calcium hydroxide [Ca(OH)2] – vôi tôi để kiểm soát Vibriosis trong các ao nuôi tôm là không thực tế Nghiên cứu: Sử dụng calcium oxide (CaO) – vôi sống, calcium hydroxide [Ca(OH)2] – vôi tôi để kiểm soát Vibriosis trong các ao nuôi tôm là không thực tế
  • Silic, tảo cát trong nuôi trồng thủy sảnSilic, tảo cát trong nuôi trồng thủy sản
  • Quy trình Thực hành Quản lý Tốt (BMP) để phòng ngừa bệnh đốm trắngQuy trình Thực hành Quản lý Tốt (BMP) để phòng ngừa bệnh đốm trắng
  • Probiotic trong nuôi trồng thủy sảnProbiotic trong nuôi trồng thủy sản
  • Hiện trạng nuôi tôm thương phẩm: Con giống – Quản lý môi trường ao nuôi – Phòng, trị bệnh – Quản lý vùng nuôiHiện trạng nuôi tôm thương phẩm: Con giống – Quản lý môi trường ao nuôi – Phòng, trị bệnh – Quản lý vùng nuôi
  • Ổn định pH trong ao nuôiỔn định pH trong ao nuôi