Thái Lan – Báo cáo của Tiến sĩ Roger Doyle về đặc điểm di truyền tôm bố mẹ của CP Food

Sau đây là mô tả tóm tắt hiện trạng tôm bố mẹ của CP Food theo như hiểu biết của Tiến sĩ Roger Doyle – Chủ tịch Công ty Genetic Computation, Ltd. – Giáo sư đã nghỉ hưu, Đại học Dalhousie (Canada) – Giám đốc sáng lập, Phòng thí nghiệm mẫu dò gen, Đại học […]

Sau đây là mô tả tóm tắt hiện trạng tôm bố mẹ của CP Food theo như hiểu biết của Tiến sĩ Roger Doyle – Chủ tịch Công ty Genetic Computation, Ltd. – Giáo sư đã nghỉ hưu, Đại học Dalhousie (Canada) – Giám đốc sáng lập, Phòng thí nghiệm mẫu dò gen, Đại học Dalhousie – Cựu Chủ tịch, Hiệp hội Quốc tế về Di truyền học Nuôi trồng Thủy sản – Cựu Giám đốc, Mạng Di truyền Nuôi trồng thủy sản ở châu Á (IDRC, Canada).

Tôi cũng sẽ cố gắng xóa bỏ một số hiểu lầm liên quan đến nguyên nhân của lai cận huyết có thể làm tăng thiệt hại sản xuất do EMS, các loại bệnh khác và căng thẳng môi trường.

1) Trước tiên, nguồn tôm lai cận huyết không phải từ CP hoặc bất kỳ công ty lai giống hoặc nhà cung cấp tôm giống lớn nào khác. Trong trường hợp của CP, tôi đã từng hỗ trợ hướng dẫn các chương trình phát triển đàn bố mẹ tôm thẻ Penaeus vannamei và tôm sú P. monodon từ khi khởi đầu. Theo hiểu biết và quan điểm của riêng tôi thì các chương trình này không đặt cơ sở chủ định lai cận huyết. Ngược lại, chương trình dựa trên nền tảng duy trì sự đa dạng càng nhiều càng tốt và giảm thiểu giao phối cận huyết. Một số dữ liệu về tôm bố mẹ của CP như sau:

2) Tôm bố mẹ của CP chưa đạt tới mức 5% lai cận huyết sau hơn 12 thế hệ.

3) Để đối phó với EMS, CP đã và đang chọn lọc khắt khe các dòng tôm chống chịu EMS và không chỉ lựa chọn vì mục tiêu tăng trưởng. Tiêu chí chọn lọc dựa theo tỉ lệ sống và các đặc điểm năng suất trại nuôi/trại giống quan trọng khác. Kiểu mẫu lai giống đặt quan tâm 50% đến duy trì sự đa dạng di truyền cũng như giảm thiểu tối đa tích lũy lai cận huyết và 50% đến mọi đặc điểm khác gộp lại.

4) Tỉ lệ sống, tốc độ tăng trưởng, sức đề kháng bệnh và khả năng sinh sản đều tăng lên qua các thế hệ ở các dòng của CP. Thức ăn và các nguồn cung cấp khác không hạn chế trong các hệ thống nuôi do CP khuyến nghị và tới nay khả năng thích nghi ngày càng tăng đối với môi trường nuôi đã có lợi cho mọi tính trạng sản xuất. Cho đến nay không có sự thỏa hiệp.

5) Giá trị thực của các tính trạng sản xuất là thông tin độc quyền, tuy nhiên CP theo yêu cầu sẽ cung cấp dữ liệu có tỷ lệ tùy chọn để các chiều hướng theo thời gian và sự tương quan di truyền tích cực giữa các tính trạng có thể được xác minh liên quan đến phả hệ. CP cũng sẽ cung cấp theo yêu cầu thống kê tóm tắt lấy từ phả hệ, như là kích thước quần đàn thực tế, sự đa dạng tương đương với nguồn gốc dòng và các biện pháp kỹ thuật khác về giao phối cận huyết và đa dạng di truyền trong các đàn.

6) CP bán tôm giống cho nông dân để nuôi tăng trưởng, không sử dụng để làm giống. Tôm giống được sản xuất theo cách (“khóa dòng lai”) để đảm bảo lai cận huyết của các dòng lai là triệt tiêu – chắc chắn, triệt tiêu – trong các ao mà chúng đang được nuôi. Khóa dòng lai là cách thực hành phổ biến của các công ty lai giống lớn và được khuyến nghị bởi Trung tâm Nghề cá Thế giới (Worldfish), Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc và các tổ chức khác. Lợi ích cho nông dân sử dụng các đàn khóa gien là vật nuôi của họ không có giao phối cận huyết khi chúng đáp ứng được các thách thức của môi trường.

7) Lai cận huyết lan rộng ở cấp độ trang trại đang khuếch đại khủng hoảng bệnh EMS là do các trại giống nhỏ lai tôm giống (PL) được lấy trực tiếp hoặc gián tiếp từ các công ty lớn cung cấp đàn bố mẹ như CP.

8) Không có một cơ chế kỹ thuật nào mà một công ty lai giống lớn có thể áp dụng để ngăn chặn lai cận huyết ở các trại giống nhỏ sử dụng tôm giống để lai. Lai cận huyết tạo ra bởi các trại giống nhỏ vốn gắn liền với quy mô nhỏ và sẽ xảy ra với bất cứ đàn bố mẹ nào mà họ sử dụng. Các công ty lớn không thể giải quyết các vấn đề do các trại giống nhỏ tạo ra. Không nghi ngờ gì họ mong ước có thể giải quyết được vấn đề này, bởi vì dịch bệnh lây lan đến tất cả các nhà sản xuất và phá hủy môi trường của mọi người.

9) Như tôi từng nhấn mạnh trong các bài giảng và các ấn phẩm gần đây, nguyên nhân của cuộc khủng hoảng lai cận huyết là 70% hoặc nhiều hơn nữa tôm giống được nuôi đến từ các trại giống nhỏ vốn không thể tránh được lai cận huyết. Tôi cũng đã chỉ ra một số chính sách quốc gia và quốc tế hiện nay đã thiếu điều đó – khiến có thể làm cho tỷ lệ này lớn hơn và các hậu quả xấu hơn. Có thể xem xét một số giải pháp về mức độ chính sách chung và tôi mong sẽ được thảo luận rộng rãi hơn.

BioAqua dịch

Nguồn: Email to Shrimp News International.  Subject: Genetic Characteristics of CPF Broodstock in Thailand.  Roger Doyle.  October 28, 2014.

Nguồn hình ảnh: Koygung101@yahoo.co.uk uploaded this picture of a big monodon to the Files area of the Shrimp List. http://groups.yahoo.com/group/shrimp/files/Pictures/Big%20Shrimpcropped.JPG.

Bài viết liên quan:

  • Tóm tắt lịch sử nuôi tôm ở Việt Nam – Phần 2Tóm tắt lịch sử nuôi tôm ở Việt Nam – Phần 2
  • Chế phẩm sinh học, tác nhân ức chế hoạt động của vi rút trong nuôi tômChế phẩm sinh học, tác nhân ức chế hoạt động của vi rút trong nuôi tôm
  • Thái Lan (Mexico) kêu gọi khẩn cấp kiểm soát lây lan ký sinh trùng MicrosporidiaThái Lan (Mexico) kêu gọi khẩn cấp kiểm soát lây lan ký sinh trùng Microsporidia
  • Trung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nướcTrung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nước
  •  Một số ý kiến về nguy cơ lai cận huyết Một số ý kiến về nguy cơ lai cận huyết
  • Ấn Độ: Nỗi lo về bệnh mới của nông dân nuôi tôm thẻ chân trắngẤn Độ: Nỗi lo về bệnh mới của nông dân nuôi tôm thẻ chân trắng
  • Giải pháp nào để giảm giá thành tôm nuôi Việt Nam?Giải pháp nào để giảm giá thành tôm nuôi Việt Nam?