Xây dựng khái niệm “Thức ăn chức năng và dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản”

Theo ý kiến của Tacon et al., (2000), một thách thức trong những năm tiếp theo có liên quan đến dinh dưỡng cho tôm sẽ cần thiết đối với nghiên cứu về các nhu cầu dinh dưỡng bổ sung cho khả năng sinh sản của tôm, sức khỏe tối ưu của tôm và sức đề […]

Theo ý kiến của Tacon et al., (2000), một thách thức trong những năm tiếp theo có liên quan đến dinh dưỡng cho tôm sẽ cần thiết đối với nghiên cứu về các nhu cầu dinh dưỡng bổ sung cho khả năng sinh sản của tôm, sức khỏe tối ưu của tôm và sức đề kháng bệnh. Tuy nhiên, tác giả không nói đến nghiên cứu và việc sử dụng các thức ăn chức năng như là một thách thức trong tương lai về dinh dưỡng của các loài nuôi biển.

Mặc dù nghiên cứu về dinh dưỡng của các loài nuôi biển phần lớn hiện nay dựa trên các chiến lược được thiết kế để phát triển nghiên cứu ở dinh dưỡng của các loài động vật cao cấp, khoa học về dinh dưỡng nuôi trồng thủy sản đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu độc lập với các phương pháp và các nhu cầu cần thiết riêng biệt, và do đó đòi hỏi các chiến lược của riêng chúng. Mặc dù vậy, những tiến bộ khoa học về kiến thức của con người và dinh dưỡng vật nuôi địa phương luôn có tác động đến lĩnh vực dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản.

Một phần tương lai về dinh dưỡng của các loài nuôi biển sẽ là việc tìm kiếm các thức ăn tăng cường sức khỏe và tạo ra sức đề kháng bệnh cho các sinh vật thủy sinh.

Như vậy, thuật ngữ thức ăn chức năng không nằm ngoài những mục tiêu của dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản. Tất nhiên, các chiến lược nghiên cứu mới nên được áp đặt và các ranh giới khái niệm mới nên được mở rộng để phát triển các nghiên cứu chuyên biệt cần thiết cho quá trình ứng dụng các loại thức ăn chức năng trong nuôi trồng thủy sản.

Quá trình tìm kiếm các loại thức ăn chức năng và những nỗ lực về mặt lý thuyết để tạo ra một khái niệm chính xác hơn cho các loại thức ăn chức năng đòi hỏi nghiên cứu chuyên sâu, khẩn cấp và trực tiếp, tách ra ngoài những phát hiện tình cờ hoặc song song được cung cấp bởi các lĩnh vực khác có liên quan. Trong bối cảnh này, Roberfroid, (2000) đã đề xuất các bước tối thiểu cần thiết để tiến hành một nghiên cứu về bản chất này.

Trên các cơ sở như vậy, chúng tôi đã cố gắng điều chỉnh đề xuất trước đây cho phù hợp với nghiên cứu về dinh dưỡng cho tôm như thể hiện ở Hình 1. Quy trình được tóm tắt trong sơ đồ này bắt đầu bằng việc tích lũy kiến ​​thức khoa học cơ bản của các chức năng có liên quan mà dễ bị điều chỉnh bằng các thành phần dinh dưỡng, rất cần thiết cho việc duy trì sự tăng trưởng và sức khỏe, và nếu bị xáo trộn có thể làm tăng nguy cơ phát triển không đầy đủ hoặc xuất hiện bệnh.

-fig1-VN

Bước tiếp theo là việc áp dụng những kiến ​​thức tích lũy được trong việc xác định các chỉ dấu sinh học có thể cho phép theo dõi những chức năng có liên quan đó. Khi các chỉ dấu này được sử dụng để thiết lập tác động của một loại thức ăn chức năng cụ thể, các nhà nghiên cứu sau đó có thể đề xuất giả thuyết về cơ chế hoạt động có thể.

Giả thuyết sẽ được xác nhận bằng cách sử dụng sinh trắc nghiệm/thử nghiệm sinh học ở các sinh vật như vậy và thông tin được cung cấp bởi các chỉ dấu, nhờ thế giải đáp sẽ được đưa ra. Nếu giải đáp khả quan, việc chuẩn bị thử nghiệm có thể được đề xuất làm một loại thức ăn chức năng.

Các chiến lược sau đây được đề xuất với mục đích đưa vào sử dụng các loại thức ăn chức năng trong dinh dưỡng nuôi trồng thủy sản:

– Thông qua nghiên cứu cơ bản, cần thiết xác định và am hiểu về cơ chế của quá trình tương tác giữa các loại thức ăn dinh dưỡng, các chất hoặc các thành phần, các chức năng hữu cơ, hóa sinh và sinh lý.

– Rõ ràng cần quá trình chứng minh các tác động của thức ăn chức năng đến dinh dưỡng của các sinh vật thủy sinh và những kết quả tích cực của các tác động như thế, từ đó đưa đến sự phát triển của các chỉ dấu sinh học hoặc các mô hình.

– Có liên quan tương tự là việc đánh giá nguy cơ của việc sử dụng các loại thức ăn chức năng đối với dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản, nhằm tạo ra tác động tích cực có thể hoặc không gây bất kỳ ảnh hưởng nào đến sức khỏe con người.

Một số chiến lược khác vẫn có thể được bổ sung vào những tuyên bố trước đó, tuy nhiên được điều chỉnh theo phạm vi dinh dưỡng trong nuôi trồng thủy sản:

– Nghiên cứu thị trường trên toàn thế giới về các loại thức ăn chức năng được sử dụng trong dinh dưỡng nuôi trồng thủy sản.

– Nghiên cứu các công nghệ cho việc phát triển các sản phẩm mới để có thể phù hợp với lợi ích của các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản.

– Sự phát triển của công nghệ tiên tiến được nhắm đến để cung cấp cách bảo quản các thành phần chức năng trong thức ăn.

– Nghiên cứu khoa học chi tiết về mối quan hệ giữa các thành phần thức ăn chức năng và sự xuất hiện của bệnh, bao gồm các cơ chế hoạt động có thể của các thành phần như thế trong phạm vi tiến trình của các quá trình bệnh lý.

– Sự hiểu biết toàn cầu về tác động kinh tế của các sản phẩm mới phát triển căn cứ vào yêu cầu của các nhà sản xuất nuôi trồng thủy sản.

BioAqua.vn

Nguồn: http://www.panoramaacuicola.com/noticias/2004/06/27/functional_feeds_in_shrimp_nutrition_the_new_research_theoretical_concept_and_practical_approach_br_by_fernando_vega_villasante1_hector_nolasco_soria1_olimpia_chong_carrillo2_adyary_fallarero3_and_olimpia_carrillo_farnes3_4.html

thức ăn bổ sung CTCBIO

GlucaMos Yeast: Mannan Oligosaccharides, Beta Glucan 1,3 – 1,6, Nấm men sống Saccharomyces cerevisiae, Vitamin E

Organic Boost: Sodium diformate (NDF), axit lactic, axit citric

IgY Plasma: kháng thể từ lòng đỏ trứng, plasma protein sấy phun thế hệ mới

Bài viết liên quan:

  • Thức ăn chức năng – Thức ăn bổ sung trong dinh dưỡng nuôi tômThức ăn chức năng – Thức ăn bổ sung trong dinh dưỡng nuôi tôm
  • Real-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPNDReal-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPND
  • Vai trò của khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sảnVai trò của khoáng vi lượng trong thức ăn thủy sản
  • Sử dụng đồng trong nuôi trồng thủy sảnSử dụng đồng trong nuôi trồng thủy sản
  • Vai trò của vitamin C và chế độ sử dụng vitamin tổng hợp đối với hệ thống miễn dịch, tăng trưởng và hiệu suất sinh học trong nuôi tôm cáVai trò của vitamin C và chế độ sử dụng vitamin tổng hợp đối với hệ thống miễn dịch, tăng trưởng và hiệu suất sinh học trong nuôi tôm cá
  • Kiểm soát Vibrio trong ao nuôi tômKiểm soát Vibrio trong ao nuôi tôm
  • Trung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nướcTrung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nước