Các loại tác nhân gây bệnh trên tôm ở châu Á

Ước tính khoảng 60% thiệt hại do bệnh trong nuôi tôm có nguyên nhân là bởi virút gây bệnh và 20% là do vi khuẩn gây bệnh. Nếu so sánh thì thiệt hại do nấm và ký sinh trùng gây ra là tương đối ít. Đối với vi khuẩn gây bệnh thì các loài vi […]

1-s2.0-S0022201112000602-fx1

Ước tính khoảng 60% thiệt hại do bệnh trong nuôi tôm có nguyên nhân là bởi virút gây bệnh và 20% là do vi khuẩn gây bệnh. Nếu so sánh thì thiệt hại do nấm và ký sinh trùng gây ra là tương đối ít. Đối với vi khuẩn gây bệnh thì các loài vi khuẩn Vibrio là nhiều nhất, trong khi đó đối với virút gây bệnh thì đã có sự thay đổi lớn kể từ năm 2003 khi tôm thẻ chân trắng Mỹ Penaeus (Litopenaeus) vannamei (Boone 1931) được gia hóa và chọn lọc di truyền đàn thay thế các loài nuôi chính chiếm ưu thế là tôm càng xanh và tôm sú Penaeus (Penaeus) monodon (Fabricius 1798). Hội chứng virút đốm trắng (WSSV) và đầu vàng (YHV) gây chết nhiều nhất trên cả 2 loài tôm này.

Tiếp theo chính là loài virút gây ra bệnh hoại tử cơ trên tôm thẻ chân trắng (IMNV), khởi đầu được báo cáo xuất hiện từ Brazil, nhưng kể từ năm 2006 là từ Indonesia có thể là do sơ suất khi nhập khẩu đàn giống đưa vào nuôi trồng ở nước này. Cho đến nay, IMNV chưa được báo cáo từ nước nào khác ở châu Á.

Những tác động trước đây của hội chứng virút Taura (TSV) và virút gây bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan lập biểu mô (IHHNV) trên loài này đã giảm đáng kể là do đưa vào các đàn giống có khả năng chống chịu và thực hiện thực hành tốt an toàn sinh học.

Một vấn đề khác gần đây được báo cáo trên tôm thẻ chân trắng ở châu Á là bệnh biến dạng khúc bụng (ASDD) có thể gây ra bởi một tác nhân giống như retrovirus trước đây chưa biết.

Một loại bệnh chính sau bệnh đốm trắng (WSSV) và đầu vàng (YHV) trên tôm sú là hội chứng tăng trưởng chậm (MSGS) mà nguyên nhân là do virút Laem Singh (LSNV) và yếu tố chứa enzym integrase bí ẩn [integrase containing element (ICE)].

Bệnh gan tụy do Parvovirus (HPV) và bệnh còi monodon baculovirus (MBV) có thể khó giải quyết khi sử dụng tôm sú được đánh bắt để sản xuất ấu trùng, nhưng chỉ xảy ra trong trường hợp không có biện pháp phòng ngừa thích hợp.

Kể từ năm 2009 thiệt hại ngày càng nhiều trên tôm thẻ chân trắng ở Trung Quốc, Việt Nam và Thái Lan bây giờ có liên quan với hội chứng hoại tử gan tụy cấp tính (AHPNS). Mặc dù bị những vấn đề này, tổng sản lượng tôm penaeid nuôi trồng từ châu Á sẽ có thể tiếp tục tăng khi các vấn đề bệnh nhất thời được giải quyết và việc sử dụng tôm giống có nguồn gốc từ các đàn giống sạch bệnh (SPF) được gia hóa trong môi trường an toàn sinh học mở rộng hơn.

BioAqua dịch

Nguồn: Timothy W. Flegel, http://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/22434000

Bài viết liên quan:

  • Giáo sư Timothy Flegel trình bày chuyên đề bệnh tôm ở châu ÁGiáo sư Timothy Flegel trình bày chuyên đề bệnh tôm ở châu Á
  • Trung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nướcTrung tâm giống tôm bố mẹ ở Ấn Độ hỗ trợ ngành nuôi tôm trong nước
  • Một số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trịMột số bệnh tôm thường gặp và cách phòng trị
  • Cách phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm biểnCách phòng chống bệnh đốm trắng trên tôm biển
  • An toàn sinh học trong nuôi tômAn toàn sinh học trong nuôi tôm
  • Bệnh EMS vẫn tiếp diễn, ngành nuôi tôm đang tăng cường chống lại dịch bệnhBệnh EMS vẫn tiếp diễn, ngành nuôi tôm đang tăng cường chống lại dịch bệnh
  • Chế phẩm sinh học, tác nhân ức chế hoạt động của vi rút trong nuôi tômChế phẩm sinh học, tác nhân ức chế hoạt động của vi rút trong nuôi tôm

Nhấp vào đây để đăng đánh giá của bạn.


Trình nhận xét
12345
là một trường bắt buộc.


Powered by Klep Customer Reviews