Chủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt Nam

Nuôi tôm là một ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Sản lượng tôm toàn cầu gia tăng đều đặn cho đến năm 2011, khi một bệnh mới xuất hiện trên tôm gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây thiệt […]

Nuôi tôm là một ngành công nghiệp mang lại lợi ích kinh tế rất lớn. Sản lượng tôm toàn cầu gia tăng đều đặn cho đến năm 2011, khi một bệnh mới xuất hiện trên tôm gọi là hội chứng tôm chết sớm (EMS) hay bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) gây thiệt hại nghiêm trọng đến ngành công nghiệp nuôi tôm toàn cầu.

EMS/AHPND gây tỷ lệ tôm chết rất cao lên đến 100% và nguyên nhân được xác định là do vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus gây ra. Trình tự bộ gen của các dòng vi khuẩn V. parahaemolyticus phân lập tại Thái Lan và Mexico cho thấy có một DNA dạng vòng (plasmid) chứa các gen mang độc lực. Các chủng vi khuẩn có chứa gen độc lực có thể xác định bằng phương pháp PCR sử dụng các cặp mồi dựa trên trình tự của các gen này.

Bởi vì các gen độc lực có trên plasmid, độc lực có thể được truyền không chỉ giữa các chủng V. parahaemolyticus với nhau mà còn đối với các loài vi khuẩn Vibrio khác. Ở Việt Nam, một chủng vi khuẩn gây bệnh AHPND gọi là KC13.17.5, đã được phân lập và xác định là vi khuẩn Vibrio sp., nhưng trình tự gen 16S rRNA cho thấy rằng nó không phải là vi khuẩn V. parahaemolyticus. Để tìm hiểu thêm về các đặc điểm của vi khuẩn này, bộ gen của nó đã được giải trình tự.

Phân tích trình tự gen của vi khuẩn này cho thấy nó có họ hàng gần nhất với chủng vi khuẩn Vibrio harveyi ATCC BAA-1116. Một tìm kiếm tương đồng (homology search) bằng cách sử dụng các gen dự đoán (predicted genes) cũng cho thấy có sự tương đồng cao với các gen của vi khuẩn V. harveyiVibrio campbellii hơn là so với vi khuẩn V. parahaemolyticus.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trình tự gen của loài vi khuẩn Vibrio gây bệnh AHPND trên tôm không phải là vi khuẩn V. parahaemolyticus như đã biết. Chủng vi khuẩn này cũng tồn tại các gen độc tố và có trình tự giống với plasmid đã biết. Dòng vi khuẩn này có trình tự gen giống với V. harveyi, có nghĩa là các gen độc tố có thể được truyền từ loài vi khuẩn Vibrio này sang loài vi khuẩn Vibrio khác. Nghiên cứu thêm về cách các gen có độc tố được truyền giữa các loài Vibrio là cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của AHPND.

Trieu Tuan, aquanetviet.com

Source: Genome Announcements. Genome Sequence of Non-Vibrio parahaemolyticus Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease Strain KC13.17.5, Isolated from Diseased Shrimp in Vietnam. Hidehiro Kondoa, Phan Thi Vanb, Lua T. Dangb and Ikuo Hironoa (email hirono@kaiyodai.ac.jp, Laboratory of Genome Science, Tokyo University of Marine Science & Technology, Tokyo, Japan). This is an open-access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution 3.0 Unported License. September 17, 2015.

Bài viết liên quan:

  • Real-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPNDReal-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPND
  • Giáo sư Timothy Flegel trình bày chuyên đề bệnh tôm ở châu ÁGiáo sư Timothy Flegel trình bày chuyên đề bệnh tôm ở châu Á
  • Phương pháp mới kiểm soát dịch bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôiPhương pháp mới kiểm soát dịch bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi
  • Công nghệ mới chứng minh hiệu quả trong ao nuôi tôm bị EMS tấn côngCông nghệ mới chứng minh hiệu quả trong ao nuôi tôm bị EMS tấn công
  • Nghiên cứu về EMS ở MexicoNghiên cứu về EMS ở Mexico
  • Nuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMSNuôi ghép cá rô phi với tôm có thể nâng cao chất lượng nước và kiểm soát vi khuẩn gây bệnh AHPND/EMS
  • Nhóm giống gregarine kèm theo bệnh EMSNhóm giống gregarine kèm theo bệnh EMS