Thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong ao nuôi thâm canh, vấn đề tôm bệnh trên diện rộng ở các mô hình trang trại ở Mỹ Thanh, Sóc Trăng

Cao Thành Trung2, Nguyễn Văn Hảo2  và Lê Hồng Phước1 1Trung Tâm Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ 2Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, 116 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh,Việt Nam. Nhiều loại hóa chất, chế phẩm sinh […]

Thực trạng sử dụng thuốc, hóa chất và chế phẩm sinh học trong ao nuôi thâm canh

Cao Thành Trung2, Nguyễn Văn Hảovà Lê Hồng Phước1

1Trung Tâm Quốc Gia Quan Trắc Cảnh Báo Môi Trường và Phòng Ngừa Dịch Bệnh Thủy Sản Khu Vực Nam Bộ

2Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản 2, 116 Nguyễn Đình Chiểu, Q.1, Tp.Hồ Chí Minh,Việt Nam.

Nhiều loại hóa chất, chế phẩm sinh học ( men vi sinh ) được sử dụng để xử lý nền đáy, nước trong ao nuôi tôm thâm canh và trong suốt quá trình nuôi trên các trang trại tôm nuôi ở Mỹ Thanh, Sóc Trăng. Các chất chủ yếu là vôi các loại, thuốc diệt giáp xác, khoáng, thuốc kháng sinh, các loại thức ăn bổ sung, vitaminmen vi sinh. Mặc dù, công dụng và hiệu quả của chúng chưa được chứng minh có tác động tích cực đến năng xuất, sản lượng tôm nuôi. Đa số các trang trại nuôi tôm đều không có ao xử lý nước nuôi và nước thải.

Điều tra cho thấy, tôm bệnh ở các mô hình trang trại trong vùng chủ yếu bị teo gan, nhũn gan và chết nhiều ở giai đoạn trên dưới một tháng tuổi. Việc sử dụng các loại thuốc kháng sinh để điều trị và phòng bệnh trong quá trình nuôi tuy có sự ngưng chết nhưng không có hiệu quả trong trị bệnh tôm. Nguyên nhân tôm chết trong vùng có liên quan đến sự tồn dư thuốc diệt giáp xác trong quá trình xử lý ao nước và nền đáy ao nuôi, hơn 50 % ao kiểm tra trong nghiên cứu có tồn lưu chất diệt giáp xác Cypermethrin dao động từ 31,5 – 603,5 ppb.

Bài viết này cung cấp thực trạng sử dụng các loại hóa chất và chế phẩm sinh học (men vi sinh) trong xử lý ao nuôi tôm thâm canh trong vùng để hiểu rõ những tác động đến môi trường và sự tồn lưu chất độc hại ảnh hưởng đến tôm nuôi và chỉ ra nguyên nhân tôm chết trên diện rộng, để từ đó có những biện pháp khắc phục cho một vụ mới.

Nguồn: Xem toàn bộ nội dung ở trang http://fof.hcmuaf.edu.vn

Bài viết liên quan:

  • Sử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quảSử dụng chế phẩm vi sinh hiệu quả
  • Nuôi tôm kết hợp với chế phẩm sinh học tại Ấn ĐộNuôi tôm kết hợp với chế phẩm sinh học tại Ấn Độ
  • Xử lý ao nuôi có dịch bệnh đốm trắngXử lý ao nuôi có dịch bệnh đốm trắng
  • Phòng trị bệnh phân trắngPhòng trị bệnh phân trắng
  • Phòng bệnh IHHNV trên tôm nuôi nước lợPhòng bệnh IHHNV trên tôm nuôi nước lợ
  • Thiết kế ao tiên tiến của dự án phát triển công nghệ sản xuất tôm sú cỡ lớn ở BruneiThiết kế ao tiên tiến của dự án phát triển công nghệ sản xuất tôm sú cỡ lớn ở Brunei
  • Phòng bệnh đốm trắng trên tômPhòng bệnh đốm trắng trên tôm

Nhấp vào đây để đăng đánh giá của bạn.


Trình nhận xét
12345
là một trường bắt buộc.


Powered by Klep Customer Reviews