Động vật phù du và Thực vật phù du

Động vật phù du

Động vật phù du là các động vật trôi nổi có kích thước từ luân trùng cực nhỏ đến có thể nhìn thấy được bằng mắt thường như là con sứa. Sự phân bố của động vật phù du bị chi phối bởi độ mặn, nhiệt độ và thức ăn sẵn có trong môi trường. Các động vật phù du nhỏ nhất có thể được mô tả là các nhà tái chế chất dinh dưỡng trong cột nước và thường được gắn liền với các biện pháp làm giàu dinh dưỡng.

Nguồn hình ảnh: http://uncyclopedia.wikia.com/

Động vật phù du lớn hơn là thức ăn quan trọng cho các loài cá dùng làm mồi và giai đoạn ấu trùng của mọi loài cá. Chúng cũng liên kết các sinh vật sản xuất bậc nhất (thực vật phù du) với các sinh vật của bậc dinh dưỡng cao hơn hoặc lớn hơn. Cộng đồng động vật phù du bao gồm cả hai nhóm: sinh vật tiêu thụ bậc nhất ăn thực vật phù du, và sinh vật tiêu thụ bậc hai làm thức ăn cho động vật phù du khác.

Động vật phù du có thể được phân loại thành ba nhóm kích thước:

• Microzooplankton – (sinh vật đơn bào và luân trùng) thường có kích thước bé hơn 200 microns.

• Mesozooplankton – (bao gồm cả chân chèo và ấu trùng không xương sống) có kích thước từ 200 micron và 2 mm.

• Macrozooplankton- (bao gồm nhóm động vật giáp xác hai kiểu chân, ấu trùng tôm, cá và động vật phù du sền sệt hoặc sứa) đều có kích thước lớn hơn 2 mm.

Động vật phù du, giống như thực vật phù du là các chỉ số tuyệt vời hiển thị điều kiện môi trường ở Vịnh, bởi vì chúng rất nhạy cảm với những thay đổi về chất lượng nước. Chúng phản ứng với oxy hòa tan thấp, nồng độ dinh dưỡng cao, các chất gây ô nhiễm độc hại, chất lượng thức ăn kém hoặc mức độ phong phú và động vật ăn thịt. Tình trạng môi trường ở Vịnh có thể nhận xét được bằng cách nhìn vào các chỉ số động vật phù du như sinh khối, sự phong phú và đa dạng loài của chúng.

Thực vật phù du

Giống như thực vật trên đất, thực vật phù du cố định cacbon thông qua quang hợp làm cho nó sẵn có cho các bậc dinh dưỡng cao hơn. Các yếu tố môi trường chính ảnh hưởng đến tăng trưởng thực vật phù du là nhiệt độ, ánh sáng và sự sẵn có dinh dưỡng. Sự tăng trưởng của thực vật phù du thường bị giới hạn ở vùng ánh sáng, hay tới độ sâu mà ánh sáng mặt trời xuyên qua nước. Nói cách khác, thực vật phù du là chỉ số của các giới hạn về chất lượng nước cho việc tăng trưởng là các chất dinh dưỡng như nitơ và phốt pho.

Nguồn hình ảnh: sanibel sea school

Khi nhiệt độ nước tăng lên ở trong vùng nước có dư thừa các chất dinh dưỡng thì quần thể thực vật phù du có thể đột biến tăng trưởng nhanh hoặc tảo nở hoa. Khi số lượng thực vật phù du vượt quá mức dẫn đến nở hoa gây thiệt hại cho sinh vật và sức khỏe tổng thể của nước. Khi có sự cạnh tranh về không gian và do chu kỳ sống hạn chế nên thực vật phù du cuối cùng sẽ chết và chìm xuống đáy để phân hủy.

Quá trình này làm cạn kiệt nồng độ oxy hòa tan ở các lớp nước dưới bề mặt và đáy của vùng nước gây tác động đến các sinh vật sống trong cột nước.

Thực vật phù du đang được sử dụng làm các chỉ số điều kiện môi trường vì quần thể của chúng đặc biệt nhạy cảm với những thay đổi về mức độ dinh dưỡng và các điều kiện chất lượng nước khác. Điều kiện của hệ sinh thái có thể nhận thấy được bằng cách nhìn vào các chỉ số thực vật phù du như là diệp lục, mức năng suất sơ cấp, sinh khối và thành phần các loài.

BioAqua.vn

Nguồn: Aquaculture Times