Vibrio parahaemolyticus và Vibrio campbellii mang gen pirABvp được phân lập từ cùng ao nuôi bị bệnh AHPND chứa plasmid gây bệnh có cấu trúc sinh học tương tự nhau

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là một loại bệnh nghiêm trọng trên tôm từ ban đầu được cho là do các dòng virút Vibrio parahaemolyticus (VPAHPND) độc gây ra. Các trường hợp hiếm gặp của bệnh AHPND do các loài Vibrio khác với V. parahaemolyticus cũng đã được báo cáo. Chúng tôi […]

Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính (AHPND) là một loại bệnh nghiêm trọng trên tôm từ ban đầu được cho là do các dòng virút Vibrio parahaemolyticus (VPAHPND) độc gây ra. Các trường hợp hiếm gặp của bệnh AHPND do các loài Vibrio khác với V. parahaemolyticus cũng đã được báo cáo. Chúng tôi đã so sánh một dòng V. campbellii (VCAHPND) gây bệnh AHPND và một dòng VPAHPND được phân lập từ cùng một ao bị ảnh hưởng bởi AHPND. Cả hai dòng này đều dương tính với gen độc pirABvp.

Thử nghiệm cảm nhiễm bằng cách ngâm tôm thẻ chân trắng Litopenaeus cho thấy hai dòng có cùng đặc điểm gây bệnh. So sánh bộ gen hoàn chỉnh cho thấy plasmid chứa pirABvp ở hai dòng có độ tương đồng cao và cả hai đều chia sẻ các đặc tính đồng dạng với plasmid pVA1 là plasmid chứa pirABvp đã được báo cáo. Các gen tiếp hợp và hấp thụ DNA đã được tìm thấy tương ứng trên plasmid type pVA1 và các nhiễm sắc thể chủ, vì thế có thể tạo điều kiện phổ biến pirABvp. Các biến thể mới có khả năng được thúc đẩy bởi ISVal1 trong bối cảnh di truyền các gen pirABvp đã được tìm thấy ở hai dòng.

Hơn nữa, phân lập VCAHPND còn chứa thêm nhiều gen kháng thuốc kháng sinh, điều này có thể gây khó khăn cho việc kiểm soát sự bùng nổ dịch trong tương lai. Việc phổ biến pirABvp ở vi khuẩn không phải là Vibrio parahaemolyticus cũng làm tăng mối quan tâm đến sự phát hiện thiếu các loài khác trong môi trường ngành vì phương pháp phân lập hiện nay đang được sử dụng chủ yếu nhắm tới V. parahaemolyticus. Nghiên cứu này cung cấp thông tin kịp thời để hiểu rõ hơn về các nguyên nhân của AHPND và bệnh dịch học phân tử của pirABvp và cũng kêu gọi các biện pháp đề phòng đến sự phát tán các gen độc.

打印

Hình 2. Tỉ lệ chết gây ra trong thử nghiệm sinh học ngâm tôm thẻ chân trắng Litopenaeus. (A) Các đồ thị sống sót của tôm trong mỗi nhóm. Các mẫu sống sót không có chung chữ cái nhỏ ở trên sau các chú giải đường biểu diễn khác biệt đáng kể so với nhau (P <0,05). (B) Tỉ lệ chết của tôm trong mỗi nhóm. Thử nghiệm sinh học bằng cách ngâm được thực hiện ba lần. Các thanh sai số hiển thị sai số chuẩn của phép đo (SEM). Các chữ viết thường khác nhau chỉ ra sự khác biệt đáng kể (p <0,05).

BioAqua.vn

Nguồn: https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fmicb.2017.01859/full

Bài viết liên quan:

  • Chủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt NamChủng vi khuẩn Vibrio harveyi mới gây bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi tại Việt Nam
  • Giáo sư Timothy Flegel trình bày chuyên đề bệnh tôm ở châu ÁGiáo sư Timothy Flegel trình bày chuyên đề bệnh tôm ở châu Á
  • Real-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPNDReal-Time PCR cung cấp độ nhạy, độ đặc hiệu trong việc phát hiện plasmid AHPND
  • Biến thể di truyền để kháng bệnh đốm trắng WSS, bệnh hoại tử gan tụy AHPND trong nuôi tôm thẻBiến thể di truyền để kháng bệnh đốm trắng WSS, bệnh hoại tử gan tụy AHPND trong nuôi tôm thẻ
  • Chủ động phòng bệnh tôm nuôiChủ động phòng bệnh tôm nuôi
  • Trung tâm Cải tiến Di truyền Tôm (SGIC) thoát khỏi bệnh EMS/AHPNDTrung tâm Cải tiến Di truyền Tôm (SGIC) thoát khỏi bệnh EMS/AHPND
  • Phương pháp mới kiểm soát dịch bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôiPhương pháp mới kiểm soát dịch bệnh EMS/AHPND trên tôm nuôi