Theo Bowie Leung, Giám đốc thị trường Việt Nam ở Bangkok của Tập đoàn cung cấp thủy sản đông lạnh Siam Canada đặt trụ sở ở Thái Lan thì thực tế câu chuyện ở Việt Nam là sự chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ. Giá tôm ở Việt Nam đang ổn định, Leung cho […]
Theo Bowie Leung, Giám đốc thị trường Việt Nam ở Bangkok của Tập đoàn cung cấp thủy sản đông lạnh Siam Canada đặt trụ sở ở Thái Lan thì thực tế câu chuyện ở Việt Nam là sự chuyển đổi từ nuôi tôm sú sang tôm thẻ.
Giá tôm ở Việt Nam đang ổn định, Leung cho biết các nguồn dự trữ tại Mỹ đang tác động đến doanh số bán, tuy nhiên “may mắn Anh và lục địa châu Âu đang kinh doanh ổn, do đó tôi hy vọng sẽ tiêu thụ hết tất cả nguồn dự trữ này trong quý 1”.
Giá có thể tăng lên một ít vào tháng 4, sau đó sẽ giảm nhẹ khi thu hoạch bắt đầu vào tháng 5 – 6.
“Tôi không kỳ vọng giá sẽ tăng nhiều trong năm 2015, nhưng tôi tin giá sẽ giữ ở mức của năm 2014 hoặc điều chỉnh giảm từ 5 – 10%,” ông cho biết.
Về sản lượng của năm 2014, chưa sẵn có số liệu thực. “Tất cả số liệu tại Việt Nam đều có rất trễ, vì vậy tôi không có nhiều thông tin để chia sẻ hiện nay. Thông tin của tôi chủ yếu chỉ qua nông dân và nhà chế biến.”
Năm 2015, tất cả nông dân và các nhà chế biến đều hy vọng tăng trưởng 10 – 15% về sản lượng, căn cứ từ tổng giá trị xuất khẩu tôm trong năm 2014 là 4,1 tỷ USD bao gồm cả nguyên liệu trong nước và nhập khẩu. Tổng diện tích nuôi tôm vào năm 2014 là 685.000 ha, 590.000 ha cho tôm thẻ chân trắng và 95.000 ha cho sú.
Tổng khối lượng thu hoạch trong năm 2014 vào khoảng 660.000 tấn, 60% tôm thẻ và 40% tôm sú. Tổng khối lượng thu hoạch tôm nguyên liệu tăng khoảng 12,7% so với năm 2013. Số lượng tôm thẻ chân trắng tăng 36,3% so với cùng kỳ năm trước và khối lượng tôm sú giảm 8,7% so với cùng kỳ.
Về vấn đề liệu Việt Nam sẽ tiếp tục nhập khẩu khối lượng lớn tôm nguyên liệu từ Ấn Độ, Ecuador và Indonesia, “tất cả phụ thuộc vào tình hình nuôi, nguồn cung tôm nguyên liệu và giá cả”.
BioAqua.vn – Source: Vietfish/Undercurrentnews